image banner
Chiến lược phát triển ngành đo đạc, bản đồ Việt Nam tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, sẽ phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ trở thành ngành có trình độ công nghệ hiện đại, đạt mức tiên tiến trong khu vực và tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới; bảo đảm việc xây dựng và cung cấp hạ tầng thông tin địa lý đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ các yêu cầu quản lý nhà nước vễ lãnh thổ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hoạt động kinh tế-xã hội; đồng thời bảo đảm an ninh quốc phòng.
Ngành  Đo đạc-Bản đồ nghiên cứu khoa học về trái đất, phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạt động kinh tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu, sinh hoạt giải trí và nâng cao dân trí.

Từ nay đến năm 2010, ngành Đo đạc và Bản đồ hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; nâng cấp hệ thống công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) phục vụ các mục tiêu định vị và dẫn đường, việc áp dụng công nghệ viễn thám (RS) phục vụ thu nhận chính xác các thông tin địa lý, áp dụng đồng bộ công nghệ phục vụ tổ chức tốt hạ tầng thông tin địa lý quốc gia. Từ năm 2011 đến 2015, ngành  xây dựng hệ quy chiếu, lưới điểm toạ độ và lưới điểm độ cao quốc gia, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngành hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý quốc gia bao gồm: ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh, máy bay; bản đồ địa hình phủ trùm cả nước và các khu vực kinh tế phát triển; bản đồ địa hình đáy biển phủ trùm toàn vùng biển và các khu vực có hoạt động kinh tế biển; hệ thống bản đồ địa chính chính quy gắn với hồ sơ địa chính trên phạm vi cả nước... Từ năm 2016 đến năm 2020, hoàn chỉnh hệ thống công nghệ kết hợp giữa công nghệ GPS với công nghệ viễn thám, thu nhận ảnh vệ tinh và công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) gọi là công nghệ 3S để áp dụng theo một quy trình công nghệ phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, ngành cũng điều chỉnh toàn bộ hạ tầng thông tin đo đạc và bản đồ bao gồm hệ thống lưới điểm toạ độ, độ cao trọng lực quốc gia trong một hệ thống quốc gia thống nhất, được kết nối theo trạng thái động với hệ quy chiếu quốc tế; hệ thống thu nhận thông tin phù hợp với yêu cầu thông tin bề mặt đất cần có.

Để hoàn thành các công việc này, ngành Đo đạc và Bản Việt Nam tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách hoạt động của ngành; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trong đó tập trung nâng cao chất lượng đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đạo học theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo gắn với đổi mới chương trình, nội dung phương pháp phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ mới. Ngành cũng xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ đo đạc bản đồ với lộ trình thích hợp, ưu tiên các đề tài thiết thực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quản lý tài nguyên môi trường và mở rộng hợp tác quốc tế.

Đo đạc và bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản phải được đi trước một bước nhằm bảo đảm hạ tầng thông tin địa lý cho nhu cầu, phát triển kinh tế- xã hội; quản lý tài nguyên, môi trường trong nước đáp ứng nhu cầu tham gia hợp tác để giải quyết các bài toán toàn cầu và khu vực về nghiên cứu khoa học trái đất; về giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc phát triển khoa học và công nghệ đo đạc và bản đồ ở nước ta phải phù hợp với điều kiện trong nước và tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng nhu cầu cần thiết về phát triển ứng dụng các công  nghệ thu nhận, xử lý thông tin; lưu trữ và cung cấp thông tin bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời với giá thành hạ.

Tác giả bài viết:  Đỗ Thảo Nguyên

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trưởng ban biên tập: ông Phạm Văn Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở: Đường Nguyễn Tất Thành , phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.847.911 - Fax: 02103.847.911 - Email: sotnmt@phutho.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Phú Thọ.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 01/GPTTĐT-STTTT ngày 06/01/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ
Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.