image banner
NGÀNH ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM 60 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, đồng thời triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do Bão số 3 gây ra.

 

Công điện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài nguyên và Môi trường.

Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được ra đời ngày 14 tháng 12 năm 1959 theo Quyết định số 444-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Thủ tướng Chính phủ; có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo về công tác đo đạc, tổ chức thực hiện việc đo đạc trong toàn quốc, xuất bản và quản lý các loại bản đồ, nghiên cứu khoa học về đo đạc và bản đồ; đây là cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ đầu tiên ở nước ta; từ đó đến nay, Cục Đo đạc và Bản đồ đã được tổ chức lại nhiều lần nhưng luôn được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ, tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ cơ bản trên phạm vi cả nước, đáp ứng mọi yêu cầu của công cuộc xây dựng và bản vệ Tổ quốc.
          Năm 1974, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã quyết định chuyển Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng thành Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước trực thuộc Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ của Cục đã quy định rõ ràng hơn, chủ yếu đã quy định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước trong việc ban hành thống nhất tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức các sản phẩm đo đạc và bản đồ và quản lý thống nhất tư liệu đo đạc và bản đồ; công tác đo đạc và bản đồ chuyên ngành do các bộ ngành và địa phương thực hiện.
          Từ năm 1991, ngành Đo đạc và Bản đồ nước ta đã bắt đầu đổi mới công nghệ toàn diện và sâu sắc với định hướng xây dựng một nền khoa học công nghệ đo đạc và bản đồ hiện đại.
          Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở sát nhập và tổ chức lại Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước và Tổng cục Quản lý ruộng đất. Nghị định số 34-CP ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ quy định Tổng cục Địa chính là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc - bản đồ, tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước; ở địa phương thành lập Sở Địa chính cấp tỉnh, phòng Địa chính cấp huyện và cấp xã có từ 01 đến 02 cán bộ địa chính.
          Năm 2002, Quốc hội quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước. Trong cơ cấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường có Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
          Năm 2002, hoạt động đo đạc và bản đồ được thống nhất quản lý nhà nước theo Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; đánh dấu một giai đoạn mới trong quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ. Thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ tại Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 5 năm 2004 và đến ngày 08 tháng 12 năm 2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT  quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ thay thế Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 5 năm 2004.
          Đến năm 2015, sau 13 năm thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, các chính sách quản lý về hoạt động đo đạc và bản đồ của Nghị định đang bộc lộ dần những hạn chế, bất cập; một số chính sách không còn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 về hoạt động đo đạc và bản đồ thay thế Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ. Giai đoạn này hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản đi vào nền nếp, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được áp dụng phủ rộng toàn quốc.
Ngày 14 tháng 6 năm 2018, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Đo đạc và bản đồ, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; đây là một bước tiến rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý để quản lý thống nhất nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước, thúc đẩy ngành Đo đạc và bản đồ phát triển trong thời gian tới.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thế giới, lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã có những thay đổi đáng kể trong việc tạo lập, duy trì hạ tầng kỹ thuật hiện đại và thu nhận, xử lý, cung cấp các sản phẩm, dữ liệu đo đạc và bản đồ với độ chính xác cao. Phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Đồng thời, khoa học và công nghệ cũng đã được xác định là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện thế giới đang áp dụng những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành Đo đạc và Bản đồ đứng trước thách thức xây dựng Hệ thống thông tin dữ liệu sản phẩm đo đạc bản đồ quốc gia đồng bộ, hiện đại nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý, giám sát tài nguyên, môi trường; phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; nâng cao dân trí.
 


Tác giả bài viết:  Trần Quốc Sự - Trưởng phòng đo đạc & bản đồ

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trưởng ban biên tập: ông Phạm Văn Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở: Đường Nguyễn Tất Thành , phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.847.911 - Fax: 02103.847.911 - Email: sotnmt@phutho.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Phú Thọ.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 01/GPTTĐT-STTTT ngày 06/01/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ
Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.