Thời gian thực hiện dự án trong hai năm 2023 và 2024.
Dự
án hướng tới ba mục tiêu là: Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế
đối thoại công-tư trong bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang và bảo tồn rạn
san hô phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, vịnh Nha Trang; tăng cường
sự hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo
vệ môi trường, bảo tồn rạn san hô trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn
Mun, vịnh Nha Trang và xác lập nền tảng sinh kế bền vững cho cộng đồng
dân cư tổ dân phố Bích Đầm sống lân cận phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn
Mun, vịnh Nha Trang.
Dự
án còn tiến tới thiết lập Diễn đàn đối thoại công-tư về bảo vệ môi
trường, bảo tồn và phát triển rạn san hô ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Hòn Mun, vịnh Nha Trang; nâng cao nhận thức của các bên liên quan, trước
hết là cộng đồng và các doanh nghiệp tư nhân có khai thác, sử dụng khu
vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang về bảo vệ môi trường và bảo tồn rạn san
hô để duy trì sinh kế cho cộng đồng và phát triển bền vững biển, đảo
được nâng cao rõ rệt. Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và suy
thoái rạn san hô trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun.
Tỉnh
Khánh Hòa đánh giá, việc bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu
vực biển Hòn Mun là ưu tiên cấp bách trong những năm tới, đòi hỏi nỗ lực
chung và chủ động hợp tác của cộng đồng, khối tư nhân và cơ quan nhà
nước; đồng thời chỉ đạo các ban ngành, địa phương trong tỉnh phối hợp
chặt chẽ với ban điều hành dự án nhằm đạt kết quả tốt nhất trong việc
bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun theo kế
hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 của UBND tỉnh Khánh
Hòa. Bởi thời gian qua, môi trường vịnh Nha Trang nói chung, rạn san hô
tại khu vực biển Hòn Mun nói riêng có biểu hiện suy thoái nghiêm trọng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan.
Dự
án được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, Chương trình tài trợ các
dự án nhỏ, Quỹ Môi trường Toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ.