Quy định này có các nội dung cụ thể gồm: Vận chuyển mẫu vật địa chất, khoáng sản; kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản; thời gian đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình; đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình; thời gian thăm dò khoáng sản và quản lý khu vực thăm dò khoáng sản; hình thức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò và phê duyệt trữ lượng khoáng sản; yêu cầu về hồ sơ bảo vệ môi trường của dự án khai thác khoáng sản; đóng cửa mỏ trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh không thực hiện đóng cửa mỏ.

Một mỏ khai thác đá trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Trong đó, Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật để quản lý; phối hợp với các cơ quan liên quan khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; tổng hợp, lập, điều chỉnh phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng khoáng sản tích hợp theo quy định và tổ chức lập, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác…
Quy định cũng đồng thời làm rõ trách nhiệm của các thành viên UBND tỉnh và UBND các huyện, xã phường về nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu để phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả.