Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa thì nhu cầu về vật liệu xây dựng của cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng ngày một gia tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại. Theo quy hoạch phát triển - kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, vật liệu xây dựng sẽ là một trong 6 nhóm ngành công nghiệp chủ lực của cả nước với mức độ tăng trưởng của thị trường về sản phẩm này đạt mức trên 15%. Những nguyên nhân trên đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng phát triển mạnh, đặc biệt ở các địa bàn có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Thành phố Việt Trì, huyện Thanh Ba, huyện Cẩm Khê có nguồn cát lòng sông Hồng, sông Lô khá dồi dào là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho khu vực lân cận như tỉnh Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội và địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, trường Công ty TNHH Quyết Thắng với khả năng tiềm lực, kinh nghiệm của mình đã xin phép các cơ quan chức năng để thăm dò đánh giá trữ lượng Mỏ cát lòng sông Hồng thuộc các xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 1732/QĐ-UBND ngày 03/8/2020, trên cơ sở kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 2557471526 ngày 29/3/2023.
Để xác định rõ phương hướng và các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác nguồn tài nguyên cát làm vật liệu xây dựng thông thường, tính toán khối lượng và chi phí xây dựng cơ bản mỏ cũng như định hướng kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả, tận thu tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản có ích, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, Công ty TNHH Quyết Thắng chúng tôi đã lập dự án và thiết kế cơ sở Dự án áp dụng phương pháp khai thác bằng tàu hút, tàu cuốc để chất tải lên sà lan tự hành vận chuyển về bãi tập kết trình Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ thẩm định và cho ý kiến tại văn bản số 07/TTr-QT ngày 12/6/2023. Đây là loại hình dự án đầu tư mới do Công ty TNHH Quyết Thắng làm chủ đầu tư, hiện tại Công ty chúng tôi đang thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác mỏ cát theo quy định.
Nhận thức rõ hoạt động khai thác cát trên lòng sông Hồng thuộc địa bàn các xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Quyết Thắng chúng tôi ngoài mặt tích cực như khơi thông luồng lạch cho giao thông đường thủy, tăng lưu lượng dòng chảy góp phần thoát lũ cho khu vực xung quanh, tận thu được khoáng sản thì quá trình khai thác và sau khi kết thúc khai thác nếu không có giải pháp phù hợp thì có thể gây nên các hậu quả xấu cho môi trường như: Sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tới an toàn của dân cư và hệ sinh thái khu vực. Do vậy việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ dự báo những nguy cơ và đề ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các nguy cơ đó.
Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án:
- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Quyết Thắng.
- Địa chỉ trụ sở: Khu Phú Cát, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Vốn đầu tư: 5.517.766.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ, năm trăm mười bảy triệu, bảy trăm sáu mươi sáu nghìn đồng) Trong đó:
+ Vốn huy động hợp pháp khác: 3.862.436.200 đồng, đạt 70% tổng vốn đầu tư.
Thực hiện các thủ tục có liên quan theo quy định; lắp đặt máy móc thiết bị và đưa dự án vào hoạt động trong quý IV năm 2023.
Khu vực khai thác gồm 03 khu thuộc địa phận các xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê. Phía tây bắc khu 1 là thượng nguồn sông Hồng, phía bắc khu 1 là đê tả sông Thao, phía nam là đê hữu sông Thao, phía đông đông nam là hạ nguồn sông Hồng, cách bến đò khoảng 850-920m, cách khu 2 khoảng 1170m. Phía bắc khu 2 là thượng nguồn sông Hồng, cách bến đò khoảng 270-290m, phía đông đông bắc khu 2 là đê tả sông Thao cách đường ranh giới huyện Cẩm Khê và huyện Thanh Ba khoảng 12-57m, phía tây khu 2 là đê hữu sông Thao, phía nam tây nam khu 2 là hạ nguồn sông Hồng, cách khu 3 khoảng 200m, cách điểm giao giữa đường ranh giới thị trấn Cẩm Khê, xã Phú Khê, xã Chí Tiên khoảng 470-480m. Phía bắc tây bắc khu 3 là thượng nguồn sông Hồng, cách khu 2 khoảng 200m, phía đông khu 3 đê tả sông Thao, cách đường ranh giới giữa huyện Cẩm Khê và huyện Thanh Ba khoảng 150-330m, phía tây tây nam khu 3 là đê hữu sông Thao, phía nam khu 3 là hạ nguồn sông Hồng, cách đường ranh giới giữa thị trấn Cẩm Khê và xã Phú Khê khoảng 19m.
Khu vực khai thác có tổng diện tích 13,98ha, trong đó khu 1 có diện tích 7,21ha thuộc xã Hoàng Cương và xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba được giới hạn các điểm góc từ 1 đến 11; khu 2 có diện tích 3,27ha thuộc thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê được giới hạn bởi các điểm góc từ 8 đến 16; khu 3 có diện tích 3,50ha thuộc thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê được giới hạn bởi các điểm góc từ 17 đến 20. Các điểm góc được xác định theo hệ toạ độ VN2000 kinh tuyến trục 104
. Chi tiết thể hiện tại bảng 1.2 sau:
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác khai thác khoảng sản, Công ty TNHH Quyết Thắng đã thuê 4.139,7m
2 đất bãi ven sông của Công ty Cổ phần Việt Minh Như tại Khu 7, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hợp đồng kinh tế số 01/HĐKT/2023 ngày 23/3/2023 giữa Công ty TNHH Quyết Thắng và Công ty Cổ phần Việt Minh Như, trong đó sử dụng 2.000m
2 để làm khu phụ trợ.
Vị trí này có tọa độ các điểm mốc giới được xác định bởi các điểm góc thuộc hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104
045
, múi chiếu 3
0 như sau:
Bảng Tọa độ các điểm khép góc khu phụ trợ mỏ
Điểm |
X(m) |
Y(m) |
Tổng diện tích |
3A |
2371038.45 |
540896.97 |
2.000m2 |
3 |
2371031.38 |
540928.27 |
4 |
2370980.82 |
540919.73 |
5 |
2370971.48 |
540918.39 |
5A |
2370973.30 |
540886.93 |
(Nguồn: Thuyết minh TKCS)
Hiện nay, tại khu vực bến bãi của dự án vẫn là đất trống chưa đưa vào sử dụng. Đường vận chuyển hàng hóa là từ bến bãi lên là đường bê tông, rộng 7m, thuận tiện giao thông đi lại vận chuyển hàng hóa. Tại khu vực bến bãi đã có các hạng mục công trình thoát nước mưa, có các khu vực nhà vệ sinh chung phục vụ cho công nhân làm việc tại khu vực và công nhân của các đơn vị thuê bến bãi.
Bãi tập kết có diện tích 0,2 ha đáp ứng được nhu cầu bốc xếp hàng hóa hàng ngày của Cơ sở. Trường hợp khối lượng bốc xếp hàng hóa lớn, Cơ sở sẽ ký hợp đồng với cơ quan chức năng về việc bốc xếp hàng hóa.
* Đối tượng giáp danh của dự án:
Khu vực mỏ cát lòng sông Hồng có các vị trí tiếp giáp như sau:
+ Khu 1:
Phía Tây Bắc là thượng nguồn sông Hồng
+Phía Bắc là đê tả sông Thao
Phía Nam là đê hữu sông Thao
Phía Đông Nam là hạ nguồn sông Hồng, cách khu 2 khoảng 850-920m.
+ Khu 2:
Phía Bắc là thượng nguồn sông Hồng
Phía Đông và Đông Bắc là đê tả sông Thao, cách đường ranh giới huyện Cẩm Khê và huyện Thanh Ba khoảng 12-57m.
Phía Tây là đê hữu sông Thao
Phía Nam và Tây Nam là hạ nguồn sông Hồng, cách khu 3 khoảng 200m; cách điểm giao giữa đường ranh giới thị trấn Cẩm Khê, xã Phú Khê, xã Chí Tiên khoảng 470 - 480m.
+ Khu 3:
Phía Tây Bắc là thượng nguồn sông Hồng
Phía Đông là đê tả sông Thao, cách đường ranh giới giữa huyện Cẩm Khê và huyện Thanh Ba khoảng 150-300m
PhíaTây Nam là đê hữu sông Thao
Phía Nam là hạ nguồn sông Hồng, cách đường ranh giới giữa thị trấn Cẩm Khê và xã Phú Khê khoảng 19m.
* Mối tương quan vị trí thực hiện dự án với các đối tượng xung quanh:
Khu 1 của dự án cách CCN thị trấn Sông Thao khoảng 300m về phía Nam, Cách siêu thị Aloha Cẩm khê khoảng 400m về phía Tây Nam, cách UBND xã Chí Tiên khoảng 1km về phía Đông Bắc, cách UBND xã Hoàng Cương khoảng 2km về phía Tây Bắc.
Khu 2 của dự án cách CCN thị trấn Sông Thao khoảng 300m về phía Tây, cách UBND thị trấn Cẩm Khê khoảng 1,1km về phía Tây Nam.
Khu 3 của dự án cách CCN thị trấn Sông Thao khoảng 700m về phía Tây Bắc, Cách UBND thị trấn Cẩm Khê khoảng 800m về phía Tây
Không có các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên đoạn sông có hoạt động khai thác cát của dự án.
Khu vực dự án không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; không có dân cư sinh sống, không có đường truyền dẫn điện, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quan trọng nào của nhà nước.
* Hiện trạng khu vực dự án:
Diện tích khai thác được thành tạo do tích tụ dòng chảy của sông Hồng, tạo nên bởi các dải cát nằm chìm dưới mặt nước có diện tích hàng trăm héc ta, đôi chỗ có những bãi cát bồi nhô lên cao chạy dài hàng vài trăm mét, đặc biệt vào mùa khô lượng nước sông bị hạ thấp nhiều dải cát nhô lên. Trong diện tích khai thác, độ cao thay đổi từ +13,5m đến +14,6m tùy từng vị trí. Phía đông đông bắc khu 3 khoảng 60-100m là bãi nổi, độ cao thay đổi khoảng từ +20,5m đến +23,0m. Địa hình và độ sâu tại khu vực mỏ đảm bảo cho công tác khai thác và vận chuyển thuận lợi bằng đường thủy trong cả mùa mưa và mùa khô.
* Hiện trạng sử dụng đất khu vực bãi bồi ven sông:
Khu vực dự án có giáp ranh là đất nông nghiệp tại bờ bãi sông. Dân cư thực hiện trồng hoa màu trên đất.
* Đặc điểm khu vực mỏ:
Đặc điểm địa hình xung quanh khu vực thăm dò tương đối cao, độ cao địa hình khoảng +13,5m đến +14,4m và thường bị ngập nước.
Do các thân cát có nguồn gốc bồi tích, phân bố trong tầng phủ độ sâu nhỏ nên cấu trúc địa chất ít ảnh hưởng tới công tác khai thác. Tuy nhiên, trong tầng cát liên kết giữa các lớp kém bền vững, kết hợp với nước mưa và nước lũ từ thượng nguồn dễ tạo lũ quét phá huỷ công trình khai thác.
Tầng trầm tích Đệ tứ chứa cát phân bố trên hầu hết diện tích mỏ, thành phần chủ yếu là cát có giá trị công nghiệp. Chiều dày lớp cát xây trát đến coste+11,0m dao động từ 2,5-3,4m. Các trầm tích này có nguồn gốc từ quá trình phong hóa của đá gốc do hoạt động của nước mặt được di chuyển, tích tụ, phủ trên bề mặt trầm tích lục nguyên. Tầng cát, có liên kết mềm rời, kém chặt, dễ gây sụt lún dẫn đến sập lở thành công trình.
Trong diện tích thăm dò đã lấy và phân tích 04 mẫu cơ lý cát dùng làm vật liệu xây trát.
Theo kết quả phân tích mẫu cơ lý cho thấy:
- Mô đun độ lớn: trung bình 1,53.
- Hàm lượng bùn sét: trung bình 2,89%.
- Độ hút nước: trung bình 2,95%.
- Khối lượng riêng: trung bình 2,65g/cm
3.
- Khối lượng thể tích xốp: trung bình 1,45g/cm
3.
- Khối lượng thể tích chặt: trung bình 1,63g/cm
3.
- Độ lỗ hổng giữa các hạt xốp: trung bình 45,37%.
- Độ lỗ hổng giữa các hạt chặt: trung bình 38,28%.
- Lượng hạt <0,14mm: trung bình 5,05%.
- Lượng hạt >5mm: 0,65%.
Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án
Mục tiêu dự án:
Mục tiêu của dự án là khai thác, sử dụng đúng và hợp lý nguồn tài nguyên cát xây, trát nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi, xây dựng công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tỉnh Phú Thọ.
Ngoài việc sử dụng nguồn tài nguyên hiện có tại địa phương để đem lại nguồn thu cho công ty và ngân sách địa phương, việc khai thác đúng theo thiết kế cơ sở được duyệt còn tạo điều kiện khơi thông luồng lạch, tăng lưu lượng dòng chảy góp phần thoát lũ cho lưu vực sông Hồng.
Quy mô của dự án:
- Quy mô của dự án:
* Tổng diện tích khu vực khai thác dự kiến: 13,98ha
- Trữ lượng địa chất đã được phê duyệt cấp 122: 408.276 m
3
- Biên giới mỏ trên mặt được xác định theo các khối trữ lượng 122 đã được phê duyệt và đảm bảo các điều kiện an toàn, môi trường theo ý kiến của các ngành liên quan.
- Biên giới dưới sâu lấy theo độ sâu giới hạn của khối trữ lượng cấp 122 (mức cao tính trữ lượng), theo Phê duyệt đáy mỏ thấp nhất là +11m.
- Góc dốc bờ mỏ kết thúc: j = 25
0.
* Khu vực bãi tập kết cát và văn phòng điều hành mỏ
Khu vực bãi tập kết có diện tích là: 0,2ha (2.000 m
2).
+ Vị trí bến, bãi: Khu 7, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
+ Thực trạng sử dụng khu đất: Thuộc quyền sử hữu hợp pháp của Công ty cổ phần Việt Minh Như.
-
Công suất của dự án:
Căn cứ trữ lượng khai thác, nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho xây dựng trong khu vực và khả năng tổ chức sản xuất, khả năng đầu tư của Công ty. Do vậy, Công ty lựa chọn công suất khai thác của mỏ cát là: 38.500 m
3/năm.
-
Công nghệ khai thác:
Sử dụng tàu hút, tàu cuốc khai thác cát lên Sà lan vận chuyển về bãi tập kết và được tập kết lên bờ (bãi chứa tập kết) bằng máy xúc thủy lực.
Căn cứ vào đặc thù loại hình của dự án khai thác cát, sỏi, sản phẩm chính là cát vì vậy dây chuyền sản xuất của dự án là toàn bộ quy trình khai thác cát, sỏi của dự án gồm các công đoạn: Cát à Tàu hút, tàu cuốc à Sà lan à Máy xúc thủy lực gầu ngược à Bãi tập kết sản phẩm à Sản phẩm đi tiêu thụ.
- Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng công trình nhóm C (dự án khai thác khoáng sản với tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng)
- Loại công trình: Công trình công nghiệp - Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác).
- Cấp công trình: Cấp III;
Các hạng mục công trình chính của dự án
Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính của dự án:
Khu vực khai thác mỏ với diện tích là: 13,98ha tại địa bàn xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
* Mặt bằng khai thác đầu tiên
Mục đích: Tạo ra mặt bằng khai thác đầu tiên cho các thiết bị mỏ hoạt động; thiết lập các hạng mục phục vục cho công tác khai thác như lắp đặt phao báo hiệu.
Khối lượng và biện pháp thi công:
Phương án mở vỉa là sử dụng thiết bị khai thác kết hợp với vận tải tạo diện khai thác đầu tiên, tạo hào trong đủ rộng để tiến hành khai thac đạt công suất thiết kế vào các năm tiếp theo. Vị trí mở vỉa được lựa chọn nằm phía thượng nguồn, phía Tây Bắc khu 1. Các thông số kỹ thuật chính như sau:
- Dài x Rộng lớn nhất: 19 x 28 m
- Diện tích trung bình: 542 m
2
- Góc nghiêng sườn đào: 25
o
- Cốt kết thúc: +11 m
- Khối lượng đào: 1.439 m
3
Trình tự khai thác: Từ diện khai thác đầu tiên, cát sẽ được khai thác theo thứ tự các luồn và lần lượt theo các khoảnh khai thác, hướng phát triển công trình khai thác mỏ từ thượng nguồn xuống hạ nguồn cho đến khi kết thúc khai thác tại cốt +11m.
Thiết bị xây dựng cơ bản (XDCB) mỏ cũng là thiết bị khai thác sau này. Thiết bị XDCB là tàu hút; tàu cuốc.
Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
* Khu vực bãi tập kết cát và văn phòng điều hành mỏ
Khu vực bãi tập kết có diện tích là: 0,2ha
(2.000 m2). Khu vực điều hành mỏ công ty sử dụng nhà contener đặt ở khu vực tập kết để thuận tiện cho việc quản lý, bốc xếp sản phẩm.
Công ty TNHH Quyết Thắng đã ký hợp đồng thuê bến bãi với Công ty cổ phần Việt Minh Như để sử dụng làm bến, bãi tập kết cát cách khu mỏ khoảng 150m. Tại bãi tập kết cách hộ tiêu thụ sẽ dùng phương tiện vận tải chuyên dụng của mình để chở cát.
Theo hợp đồng kinh tế số 01//2023/HĐ ngày 23/3/2023 giữa Công ty TNHH Quyết Thắng và Công ty cổ phần Việt Minh Như:
+ Vị trí bến, bãi: Khu 7, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
+ Thực trạng sử dụng khu đất: Thuộc quyền sử hữu hợp pháp của Công ty cổ phần Việt Minh Như.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Phương án cải tạo, phục hồi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
Cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên của khu vực mỏ sau khi đóng cửa mỏ trở về trạng thái an toàn về mặt môi trường, đảm bảo không sạt lở, giải quyết những vấn đề có liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế - xã hội tại khu vực khai thác mỏ. Do đặc trưng địa điểm khai thác và công nghệ khai thác, quá trình hoàn thổ phục hồi môi trường được thực hiện một lần khi kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ.
Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ mẫu số 04, phụ lục II, hướng dẫn các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, Dự án đề xuất 02 phương án cải tạo, phục hồi môi trường như sau:
Phương án 1: Tháo dỡ, di chuyển các thiết bị máy móc ra khỏi khu vực dự án, san gạt tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên, đưa diện tích mặt bằng bãi tập kết về như ban đầu.
-
Phương án cải tạo phục hồi
Mục tiêu
Mục tiêu chung của phương án: Cải tạo phục hồi môi trường khu vực sau khai thác tuân thủ theo hướng dẫn Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, giảm thiểu nguy cơ xói lở tại khu vực khai thác và các khu vực xung quanh;
Mục tiêu cụ thể: San gạt mặt bằng đáy moong khai thác, giảm thiểu biến đổi đột ngột dòng chảy (tác nhân gây ra hiện tượng xói lở). Sau đó để quá trình bồi xói tại khu vực diễn ra tự nhiên.
Mô tả phương án
Quá trình khai thác có thể tạo ra địa hình không bằng phẳng, từ đó gây ra các biến đổi đột ngột dòng chảy, tiềm ẩn nguy cơ xói lở. Do đó, kết thúc khai thác sẽ tiến hành san gạt mặt bằng đáy moong, tạo dòng chảy ổn định.
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường và chi phí cải tạo:
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường Phương án 1 được thể hiện trong bảng sau:
Hiện trạng đất khu vực mặt bằng sân công nghiệp của mỏ thuộc quyền sử hữu hợp pháp của Công ty Cổ phần Việt Minh Như. Công ty TNHH Quyết Thắng đã làm hợp đồng thuê một phần diện tích 2.000 m
2 thuộc diện tích của Công ty Cổ phần Việt Minh Như để làm bãi bốc xếp hàng hóa và kinh doanh vật liệu xây dựng vụ dự án. Sau khi kết thúc dự án, Công ty TNHH Quyết Thắng có trách nhiệm san gạt trả lại mặt bằng cho Công ty Cổ phần Việt Minh Như và phần diện tích này sẽ tiếp tục được sử dụng làm bến bãi, bãi bốc xếp hàng hóa, kinh doanh than và vật liệu xây dựng. Vì vậy, phương án cải tạo phục hồi môi trường này sẽ không tính toán chỉ số phục hồi đất của mặt bằng sân công nghiệp mỏ.
Phương án 2: Phương án 2: Nạo vét đáy moong khai thác, thúc đẩy quá trình bồi xói để đạt cao độ ổn định
Mục tiêu
Mục tiêu chung của phương án: Cải tạo phục hồi môi trường khu vực sau khai thác tuân thủ theo hướng dẫn Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, thúc đẩy quá trình bồi xói tại vực khai thác và các khu vực xung quanh để đạt tới cao độ ổn định;
Mục tiêu cụ thể: Nạo vét đáy moong khai thác, thúc đẩy quá trình bồi tại khu vực khai thác và quá trình xói tại khu vực hạ lưu các khu vực khai thác, tiến tới giảm dần độ chênh cao giữa khu vực khai thác và khu vực hạ lưu.
Mô tả phương án
Khi tiến hành nạo vét sâu thêm khoảng 0,5 m sẽ làm gia tăng độ chênh cao giữa các khu vực khai thác và khu vực hạ lưu tiếp giáp. Từ đó thúc đẩy quá trình bồi xói tại khu vực, tốc độ bồi tại các khu vực khai thác sẽ tăng nhanh và ngược lại tốc độ xói tại khu vực hạ lưu cũng tăng theo. Do đó địa hình khu vực dần đến trạng thái ổn định.
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường và dự toán chi phí
Tổng hợp chi phí theo phương án 2 thể hiện trong bảng sau:
Qua phân tích khái quát các phương án đề xuất, đồng thời xây dựng bảng ma trận đánh giá tính khả thi và phù hợp ở trên, chúng tôi đề xuất lựa chọn Phương án 1 là:
San gạt tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường
Nguồn gây tác động giai đoạn kết thúc dự án là do quá trình tháo dỡ, di chuyển công trình phụ trợ và san gạt trả lại mặt bằng. Các hoạt động này phát tán bụi, tiếng ồn và khí thải độc hại vào môi trường xung quanh khu vực dự án và sức khỏe người lao động.
* Tác động liên quan đến chất thải
Trong giai đoạn này, các hoạt động của dự án đều mang tính chất dọn dẹp, cải tạo phục hồi môi trường nên các phát thải hầu như rất thấp do số lượng máy móc sử dụng ít, thời gian thi công ngắn.
- Ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do quá trình tháo dỡ, di chuyển nhà container và san gạt tạo mặt bằng làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân và dân cư lân cận, mức độ không đáng kể.
- Ô nhiễm môi trường nước do NTSH, nước mưa chảy tràn trên diện tích công trình nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến nguồn nước canh tác của người dân, mức độ không đáng kể.
* Tác động không liên quan đến chất thải
- Giảm nguồn cung cấp cát, sỏi làm vật liệu xây dựng
Khi mỏ đóng cửa đồng nghĩa với thị trường cung cấp cát, sỏi giảm đi 38.500 m
3/năm. Với tốc độ đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng của địa bàn huyện như hiện nay và sau 10 năm nữa, nhu cầu cát, sỏi làm VLXD lại tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, sự thiếu hụt nguồn cung sẽ dẫn đến sự biến đổi về giá cả của cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trên thị trường.
- Công nhân không có việc làm
Khi đóng cửa mỏ sẽ dẫn đến tình trạng mất việc làm công nhân mỏ. Tác động này nếu không được Công ty tính đến sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội như nghiện hút, bài bạc, mại dâm,... tâm lý chán chường khi thất nghiệp của công nhân mỏ.
- Thay đổi cảnh quan khu vực
Khu vực khai thác: Quá trình khai thác sẽ lấy đi một lượng lớn cát tại lòng sông. Quá trình này sẽ góp phần khơi thông dòng chảy của sông.
Khu vực mặt bằng bãi tập kết: Khi đóng cửa mỏ thì khu vực mặt bằng bãi tập kết sẽ được hoàn trả để Công ty làm bến bãi vì vậy không làm thay đổi mục đích sử dụng của diện tích đất mặt bằng.
- Tác động do tiếng ồn và độ rung:
Nguồn gây tác động là do các thiết bị máy móc làm việc phục vụ công tác táo dỡ, di chuyển và san gạt trả lại mặt bằng. Do khối lượng thực hiện, số lượng máy móc trong giai đoạn này ít, do đó các tác động về tiếng ồn và độ rung là không nhiều, đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân vận hành máy.
Tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường
- Công tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy sông, san gạt tạo phẳng bề mặt địa hình sau khi kết thúc khai thác sẽ đưa khu vựa khai thác về trạng thái ổn định về mặt địa hình (không có sự chênh cao so với địa hình xung quanh) do vậy tránh được các hiện tượng sụt lún, xói lở đường bờ sông.
- Công tác giám sát đảm bảo độ ổn định của công trình.
- Công tác cải tạo các hạng mục ngoài ranh giới khai thác: Không thực hiện do gần khu vực dự án là các khu vực đấu giá khoáng sản.
Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường
- Khu vực khai trường
Nhằm tránh cản trở dòng chảy trên sông, Công ty sẽ tiến hành tháo dỡ các mốc mỏ và di chuyển phương tiện khai thác về nơi tập kết an toàn và tiến hành đo vẽ lại khu vực địa hình đáy moong để đóng cửa mỏ.
- San gạt tạo phẳng tại đáy các khai trường khai thác: Quá trình khai thác tạo ra địa hình không bằng phẳng và có thể gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy hoặc làm thay đổi dòng chảy. Vì vậy, sau khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt để làm phẳng đáy moong.
- Khu vực san gạt: được tính trong lòng moong, không tiến hành san gạt tại mái taluy để đảm bảo góc nghiêng sườn tầng kết thúc là 25
0. Theo kết quả thăm dò địa chất tại khu vực khai thác kết hợp với việc tham khảo các Dự án cát có tính chất tương tự
khai thác trên lòng sông Hồng thì lượng bùn đất thải phát sinh trong quá trình khai thác chiến khoảng 2,14% tổng trữ lượng cát đã đưa vào khai thác. Khối lượng bùn đất cần nạo vét là: 323.896 m
3* 2,14% = 6931 m
3. Tuy nhiên do trong quá trình khai thác, công ty khai thác trải dài không đào sâu 1 chỗ, đồng thời lòng sông tự sảy ra quá trình san phẳng. Vậy khối lượng bùn cần nạo vét trên toàn bộ diện tích 8,28ha chiếm 40% và bằng
2772 m
3
- Khu vực phụ trợ
Tháo dỡ di rời 01 nhà container, thùng nhựa chứa CTSH 02 cái, thùng phi chứa CTNH 01 cái
Khối lượng cải tạo, phục hồi của dự án được thể hiện ở bảng sau:
Các giải pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường
*
Giải pháp chung
- Trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường lựa chọn vị trí, tính toán xem xét trên mọi góc độ đảm bảo khối lượng san gạt là ít nhất, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới cảnh quan, thảm thực vật xung quanh.
- Lập kế hoạch cải tạo và bố trí nhân lực hợp lý tránh cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
- Trong quá trình thi công cải tạo hạn chế thấp nhất những tổn hại đến công trình hạ tầng như đường xá, cầu cống, hệ thống điện,... trong khu vực thực hiện phương án.
- Các phương tiện thi công phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
* Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Biện pháp phòng chống bụi khi cúc bốc và vận chuyển
Đường vận chuyển trong mỏ thường sinh ra bụi gián đoạn (nhất là vào mùa khô hay những ngày không mưa) tại khu vực thi công và trên đường vận chuyển, ô tô đi qua nồng độ bụi có thể dao động trong khoảng 100 mg/m
3– 400 mg/m
3. Trong quá trình thi công cải tạo cần thực hiện một số biện pháp chống bụi dưới đây:
- Hằng ngày sử dụng xe phun nước tại khu vực cải tạo;
- Khi chở sẽ tiến hành phủ bạt, che kín thùng xe nhằm giảm thiểu bụi phát tán ra ngoài.
- Duy trì công tác vệ sinh tại khu vực thực hiện Dự án cải tạo.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Để giảm thiểu phát thải và các ảnh hưởng của khí thải phát sinh từ quá trình cải tạo, dự án cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xe chuyên dụng và phải có giấy phép hoạt động của Đăng kiểm Việt Nam;
- Không chuyên chở vật liệu quá tải trọng quy định, nhằm bảo vệ môi trường chung;
- Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, sử dụng xăng không pha chì;
- Kiểm tra độc tính và độ khói của khí thải từ các máy móc, thiết bị;
- Thường xuyên bảo dưỡng, điều chỉnh sửa chữa kịp thời xe và máy để đảm bảo chúng làm việc ở chế độ tốt nhất, an toàn và sản sinh ra khí thải ít độc hại nhất
Các biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn
- Huy động các thiết bị sẵn có để cải tạo, phục hồi môi trường.
- Quá trình cải tạo phải được thực hiện nhanh gọn, công nhân thi công sử dụng lao động địa phương, hết giờ làm việc công nhân về sinh hoạt tại gia đình để hạn chế tối đa nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt.
Các biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn
- Không vứt rác thải bừa bãi trên công trường;
- Giáo dục, nâng cao ý thức công nhân về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Rác thải phải được thu gom đúng nơi quy định.
Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Công tác cải tạo, phục hồi môi trường cần huy động một số máy móc tham gia thi công, do đó có nguy cơ xảy ra các rủi ro, sự cố khi thực hiện. Chính vì vậy, việc đề ra kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố là rất cần thiết. Tùy theo từng công đoạn sẽ có những biện pháp cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lao động, cụ thể như sau:
- Trước khi thực hiện công tác cải tạo phục hồi môi trường sẽ tiến hành giám sát, đánh giá tất cả các vị trí dự tính sẽ thực hiện để biết tình hình hiện trạng các công trình, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp. Công việc này sẽ do Giám đốc công ty thực hiện.
- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng và thời gian hoàn thành. Để hạn chế tai nạn lao động cũng như tăng hiệu quả thực hiện sẽ giao cho bộ phận có chuyên môn phụ trách từng công việc cụ thể:
+ Đội cơ giới: Tháo dỡ công trình phụ trợ, san gạt mặt bằng.
+ An toàn kỹ thuật: xử lý sự cố.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường.
Để đảm bảo các hoạt động của dự án không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường.
Chương trình quản lý môi trường được đề ra nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong suốt quá trình khai thác mỏ nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường,
Thực hiện chương trình quản lý môi trường.
- Có chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể. chi tiết cho từng năm;
- Thường xuyên nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ công nhân viên, thông qua các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, Qua đó, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường;
- Xây dựng khuôn viên cây cảnh xung quanh khu vực tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp;
- Cam kết thực hiện lắp đặt đồng bộ các thiết bị xử lý môi trường nước thải, khí thải, chất thải rắn để xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường khi dự án đi vào hoạt động và cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Nội dung chương trình quản lý môi trường.
Chương trình quản lý môi trường của dự án được xác định dựa trên cơ sở những đánh giá về nguồn tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn thực hiện dự án như những đánh giá chi tiết trong chương 3 của báo cáo. Chương trình quản lý môi trường bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động dự án;
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình thực hiện dự án;
- Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn;
- Đào tạo, hướng dẫn vận hành các hệ thống xử lý ô nhiễm cho nhân viên;
- Xây dựng chương trình đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch phòng chống sự cố môi trường;
- Thực hiện các tiêu chuẩn, chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn lao động trong khai thác mỏ.
Công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật giám sát điều hành mỏ phụ trách an toàn lao động và BVMT nhằm mục đích kiểm soát các thông số về chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. Cán bộ kỹ thuật sẽ có trách nhiệm theo dõi quá trình khai thác theo đúng thiết kế cơ sở được duyệt và quản lý chất thải, mọi vấn đề liên quan đến môi trường của dự án, kịp thời đưa ra những giải pháp và cùng lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hoặc tồn tại trong quá trình hoạt động của dự án.
Chương trình quản lý môi trường được cụ thể hoá cho từng giai đoạn của dự án cho trong bảng
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện lắp đặt đồng bộ các thiết bị xử lý môi trường để xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường
Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án:
Trong suốt quá trình hoạt động của mỏ, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các quy định. Chủ đầu tư lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT theo quy định của pháp luật.
Công việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường do Bộ phận hành chính văn phòng của công ty chịu trách nhiệm. Kết quả sẽ được cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện giám sát và quan trắc môi trường, kịp thời đề ra giải pháp khi có sự cố về môi trường.
Các thông tin thu thập được trong quá trình quan trắc chất lượng môi trường phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Độ chính xác của số liệu.
- Tính đặc trưng của số liệu.
- Tính đồng nhất của số liệu.
- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian.
- Tính đồng bộ của số liệu.
Để đảm bảo các hoạt động của công ty không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án, cụ thể:
Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng cơ bản
Không thực hiện
Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thương mại
Giám sát môi trường nước
- Giám sát chất lượng nước mặt sông Hồng:
+ Vị trí giám sát: 02 điểm cách khu vực khai thác 50 m về phía thượng lưu và hạ lưu; 01 điểm tại khu vực khai thác.
+ Các thông số giám sát, quan trắc: pH, DO, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, tổng dầu mỡ, Coliform.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Giám sát khác
* Giám sát chất thải rắn
- Giám sát khối lượng, chủng loại CTR và CTNH, Định kỳ tổng hợp kết quả và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương.
- Tần suất: 6 tháng/lần.
* Giám sát sạt lở sụt lún đường bờ khu vực khai thác:
Giám sát độ ổn định bờ vở sông hệ thống đê được thực hiện dọc bờ vở sông thuộc khu vực khai thác
- Tần suất: thường xuyên trong quá trình khai thác.
* Giám sát địa hình đáy sông, sạt lở bờ vở sông:
Đo đạc, lập bản vẽ mặt bằng tối thiểu 03 mặt cắt khu vực khai thác.
- Tần suất: 6 tháng/01 lần.
* Giảm sát bùn thải từ nhà vệ sinh di động trên tàu hút:
Giám sát quá trình thu gom vận chuyển và xừ lý.
+ Vị trí: Trên 1 tàu hút/tàu cuốc khai thác
+ Tần suất giám sát: 2 tuần/lần.
* Giám sát an toàn lao động:
Giám sát việc thực hiện nội quy an toàn trên công trường ý thức chấp hành nội quy của công nhân khai thác lập sổ nhật kí an toàn lao động và ghi đầy đù tình hình sự cố tai nạn và biện pháp khắc phục xử lý, Tần suất thực hiện: liên tục trong quá trình khai thác.
Giám sát môi trường trong giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường
Giám sát môi trường nước
- Vị trí: 01 điểm tại khu vực cải tạo phục hồi khu vực thượng lưu dự án, 01 điểm tại khu vực cải tạo phục hồi tại hạ lưu dự án.
- Thông số: pH, DO, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD
5, COD, tổng dầu mỡ, Coliform.
- Tần suất: 3 tháng/1 lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B1).
Giám sát khác
Cử cán bộ theo dõi nguy cơ xảy ra các sự cố như trượt, sụt, lở đất; tai nạn lao động.... Ngoài ra kiểm tra hệ thống cọc gia cố khu vực có nguy cơ sạt lở. Quá trình này được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý mỏ thường xuyên hàng tháng để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian để Chủ dự án có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra.
- Thông số giám sát: xói mòn, sạt lở. ...
- Địa điểm: Tại khu vực khai trường.
- Tần suất: 6 tháng/1 lần.
Dự trù kinh phí giám sát môi trường
- Dự trù kinh phí cụ thể như sau: 30.000.000 đồng/năm
Chế độ báo cáo giám sát môi trường
Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ lại tại Công ty TNHH Quyết Thắng và định kỳ gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Việt Trì, với tần suất báo cáo (01 lần/năm), trước ngày 31/12 hàng năm.
KẾT QUẢ THAM VẤN
Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử
- Chủ đầu tư gửi tới Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đăng tải Dự án trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ lấy ý kiến tham vấn.
- Thời gian đăng tải: 15 ngày (tính từ thời điểm đăng tải).
Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
v
UBND xã Hoàng Cương
Sau khi nhận được công văn, UBND xã Hoàng Cương đã tổ chức cuộc họp tại hội trường UBND xã vào lúc 8h00 phút ngày 19 tháng 7 năm 2023 với các thành phần gồm:
Đại diện UBND xã Hoàng Cương:
Ông : Phạm Đức Dũng – Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Hoàng Cương
Đại diện UBMTTQ xã Hoàng Cương:
Ông: Nguyễn Văn Mười – Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ xã Hoàng Cương
. Cán bộ địa chính xã Hoàng Cương:
Ông: Lương Đức Nhượng – Chức vụ: Cán bộ địa chính
Đại diện chủ dự án: Công ty TNHH Quyết Thắng
Ông: Trương Văn Quân – Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc
Đại biểu tham dự:
+ Ông: Trần Văn Ngoãn – Dân cư khu 3
+ Ông: Nguyễn Đình Toàn – Dân cư khu 3
+ Ông: Nguyễn Đình An – Dân cư khu 3
+ Ông: Trần Văn Minh – Dân cư khu 3
+ Ông: Bùi Văn Thắng – Dân cư khu 3
+ Ông: Hoàng Văn Hùng – Dân cư khu 3
+ Ông: Nguyễn Văn Hùng – Dân cư khu 3
Sau khi nghe đại diện chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Quyết Thắng. Đại diện UBND xã, đại diện các hộ gia đình nhất trí ủng hộ dự án. Phiên họp kết thúc vào lúc 9h30 phút cùng ngày
(có biên bản họp đính kèm trong phụ lục báo cáo này).
v
UBND xã Chí Tiên
Sau khi nhận được công văn, UBND xã Chí Tiên đã tổ chức cuộc họp tại hội trường UBND xã vào lúc 10h00 phút ngày 19 tháng 7 năm 2023 với các thành phần gồm:
Đại diện UBND xã Chí Tiên:
+ Ông : Nguyễn Tiến Tấn – Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Chí Tiên
+ Ông: Nguyễn Tiến Sáng – Chức vụ: Cán bộ địa chính
Đại diện chủ dự án: Công ty TNHH Quyết Thắng
Ông: Trương Văn Quân – Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc
Đại biểu tham dự:
+ Ông: Phạm Ngọc Thiết – Trưởng khu 7
+ Ông: Trần Đăng Long – Dân cư khu 7
+ Ông: Phạm Văn Cảnh – Dân cư khu 7
+ Ông: Đỗ Văn Mười – Dân cư khu 7
+ Ông: Đỗ Văn Tập – Dân cư khu 7
Sau khi nghe đại diện chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Quyết Thắng. Đại diện UBND xã, đại diện các hộ gia đình nhất trí ủng hộ dự án. Phiên họp kết thúc vào lúc 11h00 cùng ngày
(có biên bản họp đính kèm trong phụ lục báo cáo này).
v
UBND thị trấn Cẩm Khê
Sau khi nhận được công văn, UBND thị trấn Cẩm Khê đã tổ chức cuộc họp tại hội trường UBND xã vào lúc 14h00 phút ngày 19 tháng 7 năm 2023 với các thành phần gồm:
Đại diện UBND thị trấn Cẩm Khê:
+ Ông : Hoàng Danh Ca – Chức vụ: Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Khê
+ Ông: Nguyễn Hải Nam – Chức vụ: Cán bộ địa chính
1.2. Đại diện chủ dự án: Công ty TNHH Quyết Thắng
Ông: Trương Văn Quân – Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc
Đại biểu tham dự:
+ Ông: Nguyễn Tiến Long – Dân cư thị trấn
+ Ông: Nguyễn Trọng Quân – Dân cư thị trấn
+ Ông: Nguyễn Đức Thịnh – Dân cư thị trấn
+ Ông: Bùi Văn Giáp – Dân cư thị trấn
+ Ông: Trần Công Lực – Dân cư thị trấn
Sau khi nghe đại diện chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Quyết Thắng. Đại diện UBND xã, đại diện các hộ gia đình nhất trí ủng hộ dự án. Phiên họp kết thúc vào lúc 15h00 cùng ngày
(có biên bản họp đính kèm trong phụ lục báo cáo này).
Tham vấn bằng văn bản
Chủ dự án đã tiến hành gửi văn bản xin ý kiến tham vấn đến UBND xã Hoàng Cương, UBND xã Chí Tiên, UBND thị trấn Cẩm Khê.
Kết quả tham vấn cộng đồng:
Kết quả tham vấn cộng đồng xã Hoàng Cương
Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Hoàng Cương
Ủy ban nhân dân xã Hoàng Cương nhận được công văn số 04/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này, UBND xã Hoàng Cương có ý kiến như sau:
Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với nội dung về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường của dự án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Do đặc thù của dự án là đầu tư khai thác cát lòng sông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố khác gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh do đó chủ dự án cần có các biện pháp triệt để để giảm thiểu các tác động nêu trên.
Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình xử lý môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và áp dụng các biện pháp khai thác đảm bảo an toàn.
Ý kiến của Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Hoàng Cương
Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương nhận được công văn số 04/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
+ Ông: Trần Công Lực – Dân cư thị trấn
Sau khi nghe đại diện chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Quyết Thắng. Đại diện UBND xã, đại diện các hộ gia đình nhất trí ủng hộ dự án. Phiên họp kết thúc vào lúc 15h00 cùng ngày
(có biên bản họp đính kèm trong phụ lục báo cáo này).
Tham vấn bằng văn bản
Chủ dự án đã tiến hành gửi văn bản xin ý kiến tham vấn đến UBND xã Hoàng Cương, UBND xã Chí Tiên, UBND thị trấn Cẩm Khê.
Kết quả tham vấn cộng đồng:
Kết quả tham vấn cộng đồng xã Hoàng Cương
Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Hoàng Cương
Ủy ban nhân dân xã Hoàng Cương nhận được công văn số 04/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này, UBND xã Hoàng Cương có ý kiến như sau:
Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với nội dung về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường của dự án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Do đặc thù của dự án là đầu tư khai thác cát lòng sông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố khác gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh do đó chủ dự án cần có các biện pháp triệt để để giảm thiểu các tác động nêu trên.
Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình xử lý môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và áp dụng các biện pháp khai thác đảm bảo an toàn.
Ý kiến của Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Hoàng Cương
Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương nhận được công văn số 04/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này. UBMTTQ xã Hoàng Cương có ý kiến như sau:
Ý kiến về các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương: Đồng ý với các nội dung về quy mô, tính chất công nghệ chủng loại thiết bị, các biện pháp khai thác mà công ty đã trình bày và đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án gửi kèm nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đem lại các tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội.
Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý với các biện pháp Công ty đưa ra nhằm giảm thiểu các tác động xấu trong quá trình hoạt động của dự án đến môi trường. Yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo các quy chuẩn về môi trường theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Kiến nghị đối với chủ Dự án: Đề nghị chủ dự án thực hiện cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến người dân gần khu vực dự án.
Ý kiến của đại diện dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án:
Tiến hành thảo luận. trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp với chủ Dự án. UBND cấp xã về các vấn đề mà chủ dự án đã trình bày tại Hội nghị như sau:
Ý kiến ông: Trần Văn Ngoãn – Dân cư khu 3
Nhất trí với các phương án, cam kết trong báo cáo. Tuy nhiên khi thực hiện dự án có phát sinh tiếng ồn, độ rung do đó nghiêm túc thực hiện đúng thời gian làm việc như đã cam kết.
Ý kiến ông: Nguyễn Đình Toàn – Dân cư khu 3
Đề nghị khai thác đúng trữ lượng quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Mọi máy móc thiết bị thi công phải được báo cáo với chính quyền địa phương theo như đúng cam kết đã đưa ra trong báo cáo.
Ý kiến ông: Nguyễn Đình An – Dân cư khu 3
Đồng tình, ủng hộ về dự án, nhất trí với các cam kết đã đưa ra trong báo cáo để đảm bảo bảo vệ môi trường. Quá trình vận chuyển cát tránh rơi vãi, hạn chế bụi để không ảnh hưởng tới các hộ dân ven khu vực dự án
Ý kiến ông: Nguyễn Văn Hùng – Dân cư khu 3
ð Trong quá trình khai thác cần bám sát thực hiện đúng theo báo cáo đã đề ra, các vấn đề phát sinh cần báo cáo với các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết các vấn đề. Nhất trí ủng hộ dự án Các đại biểu khác nhất trí với ý kiến được nêu ra trong báo cáo, ủng hộ nhất trí thực hiện dự án
Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư
Công ty chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến và các yêu cầu đưa ra của chính quyền địa phương; mặt trận tổ quốc và cộng đồng dân cư địa phương nơi thực hiện dự án.
Chủ dự án cam kết thực hiện đúng và đầy đủ theo các nội dung và biện pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường được nêu tại Chương 3 của Báo cáo này, phương án cải tạo phục hồ môi trường được nêu tại Chương 4 của báo cáo; các chương trình quản lý và giám sát môi trường được nêu tại Chương 5 và các Cam kết thực hiện được nêu tại phần kết luận của Báo cáo.
Chủ dự án Cam kết thực hiện trách nhiệm sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định .
Kết quả tham vấn của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/dối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
|
Không có ý kiến đóng góp. |
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến |
1 |
- Nhất trí với các phương án, cam kết trong báo cáo. Tuy nhiên khi thực hiện dự án có phát sinh tiếng ồn, độ rung do đó nghiêm túc thực hiện đúng thời gian làm việc như đã cam kết. |
Chủ dự án tiếp thu ý kiến và cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng. |
Trần Văn Ngoãn – Dân cư khu 3 |
2 |
- Đề nghị khai thác đúng trữ lượng quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Mọi máy móc thiết bị thi công phải được báo cáo với chính quyền địa phương theo như đúng cam kết đã đưa ra trong báo cáo. |
Nguyễn Đình Toàn – Dân cư khu 3 |
3 |
- Quá trình vận chuyển cát tránh rơi vãi. hạn chế bụi để không ảnh hưởng tới các hộ dân ven khu vực dự án |
|
Nguyễn Đình An – Dân cư khu 3
|
4 |
- Trong quá trình khai thác cần bám sát thực hiện đúng theo báo cáo đã đề ra, các vấn đề phát sinh cần báo cáo với các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết các vấn đề. Nhất trí ủng hộ dự án |
|
Nguyễn Văn Hùng – Dân cư khu 3 |
5 |
- Các thành viên còn lại nhất trí với các nội dung đề ra trong báo cáo, không có ý kiến khác. |
|
- |
III |
Tham vấn bằng văn bản |
|
|
1 |
Không có ý kiến đóng góp |
Không có ý kiến |
Không có |
Kết quả tham vấn cộng đồng xã Chí Tiên
Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã Chí Tiên
Ủy ban nhân dân xã Chí Tiên nhận được công văn số 06/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này, UBND xã Chí Tiên có ý kiến như sau:
Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với nội dung về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường của dự án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Do đặc thù của dự án là đầu tư khai thác cát lòng sông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố khác gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh do đó chủ dự án cần có các biện pháp triệt để để giảm thiểu các tác động nêu trên.
Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình xử lý môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và áp dụng các biện pháp khai thác đảm bảo an toàn.
Ý kiến của Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Chí Tiên
Ủy ban MTTQ xã Chí Tiên nhận được công văn số 04/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này. UBMTTQ xã Chí Tiên có ý kiến như sau:
Ý kiến về các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương: Đồng ý với các nội dung về quy mô, tính chất công nghệ chủng loại thiết bị, các biện pháp khai thác mà công ty đã trình bày và đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án gửi kèm nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đem lại các tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội.
Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý với các biện pháp Công ty đưa ra nhằm giảm thiểu các tác động xấu trong quá trình hoạt động của dự án đến môi trường. Yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo các quy chuẩn về môi trường theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Kiến nghị đối với chủ Dự án: Đề nghị chủ dự án thực hiện cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến người dân gần khu vực dự án.
Ý kiến của đại diện dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án:
Tiến hành thảo luận. trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp với chủ Dự án. UBND cấp xã về các vấn đề mà chủ dự án đã trình bày tại Hội nghị như sau:
Ý kiến ông: Phạm Ngọc Thiết – Trưởng khu 7
Nhất trí với các nội dung được đề ra trong báo cáo. Cần có sự phối hợp giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng về những vấn đề phát sinh. Khi hoàn thiện các thủ tục cần thông báo với UBND phường về thời gian bắt đầu khai thác.
Ý kiến ông: Trần Văn Long – Dân cư khu 7
Đề nghị khai thác đúng trữ lượng và thời gian quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Khai thác đúng mốc giới đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo toàn bộ về vệ sinh môi trường, tiếng ồn, bụi, không khí tránh ảnh hưởng tới người dân.
Ý kiến ông: Đỗ Văn Mười – Dân cư khu 7
Đồng tình, ủng hộ về dự án. Khi khai thác đảm bảo giữ toàn chống xói mòn, xói lở, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường như đã đề ra, khai thác đảm bảo hoàn trả cảnh quan môi trường, thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định.
ð Các đại biểu khác nhất trí với ý kiến được nêu ra trong báo cáo, ủng hộ nhất trí thực hiện dự án
Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư
Công ty chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến và các yêu cầu đưa ra của chính quyền địa phương; mặt trận tổ quốc và cộng đồng dân cư địa phương nơi thực hiện dự án.
Chủ dự án cam kết thực hiện đúng và đầy đủ theo các nội dung và biện pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phương án cải tạo phục hồ môi trường; các chương trình quản lý và giám sát môi trường và các Cam kết thực hiện được nêu tại Báo cáo.
Chủ dự án Cam kết thực hiện trách nhiệm sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định .
Kết quả tham vấn của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/dối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
|
Không có ý kiến đóng góp. |
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến |
1 |
Nhất trí với các nội dung được đề ra trong báo cáo. Cần có sự phối hợp giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng về những vấn đề phát sinh. Khi hoàn thiện các thủ tục cần thông báo với UBND phường về thời gian bắt đầu khai thác. |
Chủ dự án tiếp thu ý kiến và cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng. |
Phạm Ngọc Thiết – Trưởng khu 7 |
2 |
Đề nghị khai thác đúng trữ lượng và thời gian quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Khai thác đúng mốc giới đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo toàn bộ về vệ sinh môi trường, tiếng ồn, bụi, không khí tránh ảnh hưởng tới người dân. |
Trần Văn Long – Dân cư khu 7 |
3 |
Đồng tình, ủng hộ về dự án. Khi khai thác đảm bảo giữ toàn chống xói mòn, xói lở, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường như đã đề ra, khai thác đảm bảo hoàn trả cảnh quan môi trường, thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định. |
|
Đỗ Văn Mười – Dân cư khu 7 |
4 |
- Các thành viên còn lại nhất trí với các nội dung đề ra trong báo cáo, không có ý kiến khác. |
|
- |
III |
Tham vấn bằng văn bản |
|
|
1 |
Không có ý kiến đóng góp |
Không có ý kiến |
Không có |
Kết quả tham vấn cộng đồng thị trấn Cẩm Khê
Ý kiến của Ủy ban nhân dân thị trấn Cẩm Khê
Ủy ban nhân dân thị trấn Cẩm Khê nhận được công văn số 02/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này, UBND thị trấn Cẩm Khê có ý kiến như sau:
Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với nội dung về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Đồng ý với các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường của dự án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Do đặc thù của dự án là đầu tư khai thác cát lòng sông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố khác gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh do đó chủ dự án cần có các biện pháp triệt để để giảm thiểu các tác động nêu trên.
Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình xử lý môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và áp dụng các biện pháp khai thác đảm bảo an toàn.
Ý kiến của Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị trấn Cẩm Khê
Ủy ban MTTQ thị trấn Cẩm Khê nhận được công văn số 02/CT ngày 18/7/2023 của Công ty TNHH Quyết Thắng kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Sau khi xem xét tài liệu này. UBMTTQ thị trấn Cẩm Khê có ý kiến như sau:
Ý kiến về các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương: Đồng ý với các nội dung về quy mô, tính chất công nghệ chủng loại thiết bị, các biện pháp khai thác mà công ty đã trình bày và đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án gửi kèm nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đem lại các tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội.
Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý với các biện pháp Công ty đưa ra nhằm giảm thiểu các tác động xấu trong quá trình hoạt động của dự án đến môi trường. Yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo các quy chuẩn về môi trường theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Kiến nghị đối với chủ Dự án: Đề nghị chủ dự án thực hiện cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến người dân gần khu vực dự án.
Ý kiến của đại diện dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án:
Tiến hành thảo luận. trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp với chủ Dự án. UBND cấp xã về các vấn đề mà chủ dự án đã trình bày tại Hội nghị như sau:
Ý kiến ông: Nguyễn Trọng Quân – Dân cư thị trấn
Nhất trí với các phương án, cam kết trong báo cáo. Khai thác đảm bảo hoàn trả cảnh quan môi trường, thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Ý kiến ông: Nguyễn Đức Thịnh – Dân cư thị trấn
Nhất trí với dự án. Đề nghị khai thác đúng trữ lượng quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Quá trình vận chuyển cát tránh rơi vãi, hạn chế bụi để không ảnh hưởng tới các hộ dân ven khu vực
Ý kiến ông: Trần Công Lực – Dân cư thị trấn
Đồng tình, ủng hộ về dự án, nhất trí với các cam kết đã đưa ra trong báo cáo để đảm bảo bảo vệ môi trường. Các vấn đề phát sinh cần báo cáo với các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết các vấn đề
ð Các đại biểu khác nhất trí với ý kiến được nêu ra trong báo cáo, ủng hộ nhất trí thực hiện dự án
6.2.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư
Công ty chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến và các yêu cầu đưa ra của chính quyền địa phương; mặt trận tổ quốc và cộng đồng dân cư địa phương nơi thực hiện dự án.
Chủ dự án cam kết thực hiện đúng và đầy đủ theo các nội dung và biện pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường được nêu tại Chương 3 của Báo cáo này, phương án cải tạo phục hồ môi trường được nêu tại Chương 4 của báo cáo; các chương trình quản lý và giám sát môi trường được nêu tại Chương 5 và các Cam kết thực hiện được nêu tại phần kết luận của Báo cáo.
Chủ dự án Cam kết thực hiện trách nhiệm sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định .
Kết quả tham vấn của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
TT |
Ý kiến góp ý |
Nội dung tiếp thu, hoàn thiện hoặc giải trình |
Cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/dối tượng quan tâm |
I |
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử |
|
Không có ý kiến đóng góp. |
II |
Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến |
1 |
Nhất trí với các phương án, cam kết trong báo cáo. Khai thác đảm bảo hoàn trả cảnh quan môi trường, thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định. |
Chủ dự án tiếp thu ý kiến và cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng. |
Nguyễn Trọng Quân – Dân cư thị trấn |
2 |
Nhất trí với dự án. Đề nghị khai thác đúng trữ lượng quy định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trên tuyến đường bộ trong quá trình vận chuyển. Quá trình vận chuyển cát tránh rơi vãi, hạn chế bụi để không ảnh hưởng tới các hộ dân ven khu vực dự án |
Nguyễn Đức Thịnh – Dân cư thị trấn |
3 |
Đồng tình, ủng hộ về dự án, nhất trí với các cam kết đã đưa ra trong báo cáo để đảm bảo bảo vệ môi trường. Các vấn đề phát sinh cần báo cáo với các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết các vấn đề |
|
Trần Công Lực – Dân cư thị trấn |
4 |
- Các thành viên còn lại nhất trí với các nội dung đề ra trong báo cáo, không có ý kiến khác. |
|
- |
III |
Tham vấn bằng văn bản |
|
|
1 |
Không có ý kiến đóng góp |
Không có ý kiến |
Không có |
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
KẾT LUẬN
Dự án “Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Quyết Thắng mang lại lợi nhuận cho Công ty, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Ngoài ra, sẽ đóng gót một phần nâng cao chất lượng và duy trì sản lượng khai thác cát làm vật liệu thông thường cung cấp cho các công trình xây dựng của địa phương trong tỉnh và khu vực. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích về công nghệ, các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, các tác động của dự án và những biện pháp khắc phục cho thấy, việc đầu tư dự án ngoài những yếu tố mang lại lợi ích kinh tế - xã hội còn gây ra những tác động tiêu cực về môi trường
Báo cáo ĐTM đã đưa ra tổng quát và chi tiết các hoạt động của dự án tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động, cụ thể là:
- Báo cáo đã nhận dạng được môi trường bị tác động ở mức độ, quy mô lớn nhất là môi trường không khí, nước và cảnh quan khu vực. Nguyên nhân gây tác động được nhận dạng mạnh nhất là bụi, nước thải các loại, đất thải và CTR sinh hoạt.
- Báo cáo đã đánh giá được tổng quát và chi tiết về mức động cũng như quy mô tác động của các hoạt động khai thác, vận chuyển của dự án đến môi trường đất, nước, không khí, hệ động thực vật, cũng như kết cấu (ổn định) đường bờ và lòng sông,… đồng thời đã đánh giá được ảnh hưởng của dự án tới môi trường kinh tế - xã hội trong khu vực.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xói lở bờ và lòng sông được đưa ra hầu hết là các biện pháp dễ thực hiện và chủ dự án có thể chủ động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tác động khó giảm thiểu hoặc phương án giảm thiểu chưa cao như tác động của bụi và khí thải từ hoạt động của động cơ đốt trong, trong quá trình vận chuyển ngoài khu vực dự án,… tuy nhiên các tác động này tương tự như các phương tiện cùng tham gia giao thông khác trên tuyến đường nên mức độ tác động là không đáng kể.
Để giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường, chủ dự án sẽ áp dụng các phương pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại như đã trình bày trong báo cáo. Khi áp dụng các phương pháp này, đảm bảo cải tạo cảnh quan theo hướng tích cực, giảm thiểu được tải lượng ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường mà nhà nước ban hành.
KIẾN NGHỊ
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có đóng góp không nhỏ đối với kinh tế địa phương. Kính mong Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra giám sát và giúp Chủ đầu tư khai thác tài nguyên có hiệu quả đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái, các công trình thủy lợi khu vực.
- Kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Quyết Thắng để dự án sớm đi vào hoạt động.
CAM KẾT
Chủ đầu tư là Công ty TNHH Quyết Thắng xin cam kết trước UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện khai thác theo Luật khoáng sản quy định, đồng thời đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
Thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 của báo cáo
- Thực hiện nghiêm túc chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án;
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chương trình giám sát chất thải, môi trường xung quanh trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án;
Thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại Mục 6.2.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM
- Thực hiện nghiêm túc biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường đã nêu trong Chương 3 của báo cáo ĐTM;
- Cam kết thực hiện quan trắc môi trường khi dự án đi vào hoạt động, chú ý đến các tác động (ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải) đến môi trường; giám sát chặt chẽ quá trình diễn biến, sạt lở đường bờ khu vực khai thác;
- Cam kết báo cáo thường xuyên tình hình công tác bảo vệ môi trường của dự án theo lộ trình thực hiện.
Tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án
Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện ngay khi báo cáo ĐTM được phê duyệt và hoàn thành trong quá trình hoạt động của dự án.
- Cam kết nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thực hiện ký quỹ cải tạo môi trường trong giai đoạn khai thác và cam kết cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.
- Cam kết sử dụng phương tiện vận tải với đúng thời gian, trọng tải quy định; cam kết đền bù và khắc phục sự cố nếu xảy ra ô nhiễm môi trường; đóng góp duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường theo thông báo của UBND tỉnh Phú Thọ.
Kính trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, cùng các cơ quan hữu quan quan tâm, xem xét, thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Quyết Thắng chúng tôi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Khoáng sản và các quy định của địa phương.
Cam kết bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường do sự cố môi trường của dự án gây ra.
Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường khu vực
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Dự án đầu tư khai thác mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Hoàng Cương, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba và thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, để Công ty TNHH Quyết Thắng, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.