Xuất xứ của dự án
Thông tin chung về dự án
Phụ tải khu vực huyện Phù Ninh được cấp điện chủ yếu từ TBA 110kV Phù Ninh thông qua các đường dây 22kV, đường dây 35kV để cấp đi khu vực KCN Đồng Lạng, xã Phù Ninh, CCN Từ Đà, xã Vĩnh Phú, xã An Đạo, xã Kim Đức và có sự hỗ trợ của trạm 110kV Phú Thọ. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2022, các trạm 110kV Phù Ninh và Phú Thọ đều mang tải cao. Nhu cầu cấp điện cho khu vực trong những năm tiếp theo sẽ không đảm bảo do phụ tải phát triển thêm tại khu vực thành phố và huyện Phù Ninh tăng.
Với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn và tin cậy cho các phụ tải huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và các phụ tải khu vực lân cận, ngoài ra TBA 110kV Phù Ninh 2 còn nhằm giảm tải cho TBA 110kV Phù Ninh và TBA 110kV Phú Thọ. Trạm biến áp tạo mối liên kết mạch vòng lưới điện 110kV trong khu vực, góp phần nâng cao độ ổn định và khả năng vận hành an toàn, tin cậy cho lưới điện khu vực.
Do vậy với thực trạng như trên cần thiết phải đưa trạm biến áp 110kV Phù Ninh đưa vào vận hành sớm để giúp chống quá tải cục bộ cho các 110k tỉnh Phú Thọ cũng như hỗ trợ nguồn cho lưới điện 35kV và 22kV khu vực thành phố, lưới 35kV đảm bảo cung cấp nguồn cho khu vực Phù Ninh và KCN Đồng Lạng, lưới 22kV đảm bảo cung cấp nguồn cho khu vực CCN Từ Đà, xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phí, xã An Đạo và xã Kim Đức của thành phố Việt Trì. Tăng khả năng cấp nguồn công suất cũng như gia tăng các xuất tuyến, các kết nối 35kV, 22kV trên địa bàn tỉnh.
Dự án Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Phú Thọ; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 555,9 m
2 đất chuyên trồng lúa nước (LUC), đối chiếu với quy định tại Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và số thứ tự 6.II, Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm II phải lập báo cáo ĐTM trình Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ thẩm định (Dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của HĐND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai) trước khi trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt (Khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (sau đây gọi tắt là Chủ dự án) hợp đồng với đơn vị tư vấn - Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án
“Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ” (sau đây gọi tắt là Dự án) theo cấu trúc quy định tại Mẫu số 04 - Mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo cáo này là căn cứ pháp lý cho cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai Dự án. Đồng thời giúp cho Chủ dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ công nhân và người dân.
- Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng mới Đường dây và TBA 110kV.
- Phạm vi của dự án:
* Phần Đường dây 110kV: Xây dựng tuyến đường dây 110kV mạch kép sử dụng dây dẫn ACSR-400mm
2 cấp điện cho TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ có chiều dài 4,157km.
* Phần TBA 110kV: Xây dựng mới TBA 110kV có quy mô 02 MBA. Giai đoạn này lắp đặt 01 MBA 40MVA-110/35/22kV (có dự phòng vị trí lắp đặt thêm MBA trong tương lai). Xây dựng nhà điều khiển phân phối; Lắp đặt thiết bị, hệ thống camera giám sát, PCCC theo tiêu chí TBA không người trực; Xây dựng hệ thống thông tin, SCADA kết nối về Trung tâm điều khiển xa tỉnh Phú Thọ, Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc và Trung tâm dữ liệu NPC theo quy định.
Thông tin về dự án
Tên dự án: Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ
Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
- Chủ dự án: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
- Đại diện Chủ dự án: Ban Quản lý dự án Lưới điện.
- Địa chỉ: Số 22, ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
- Điện thoại: 024.22139265. Fax: 024.37174027.
- Người đại diện: Ông Nguyễn Sông Thao. Chức vụ: Giám đốc Ban Quản lý dự án Lưới điện.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Khảo sát, lập BCNCKT, trình phê duyệt: Quý IV/2021.
+ Lập thiết kế kỹ thuật, BVTC: Quý IV năm 2021.
+ Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn các nhà thầu: Quý I năm 2022.
+ Khởi công xây dựng: Quý III năm 2023.
+ Thời gian dự kiến đưa vào vận hành: Quý II năm 2024.
Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
- Trạm biến áp 110kV Phù Ninh 2 được xây dựng tại tại Đồi Rừng Mơ, khu 2, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Các vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông: giáp đất đồi và đất trang trại của hộ dân;
+ Phía Tây: giáp đất đồi;
+ Phía Nam: giáp đất đồi;
+ Phía Bắc: giáp đất đồi.
- Đường dây 110kV đấu nối đi qua qua chủ yếu là khu vực trồng cây keo lấy gỗ, có xen kẽ vùng trồng lúa nước, trồng màu, giao thông đi lại là đường QL2 và đường tỉnh lộ 323G, cùng hệ thống đường liên thôn, liên xã, địa hình tuyến đi qua có độ cao trung bình từ 20 đến 80m (theo hệ độ cao Quốc Gia).
+ Điểm đầu: VT11 đường dây 110kV lộ 173 TBA 220kV Phú Thọ - TBA 110kV Phú Thọ.
+ Điểm cuối: Pocticer 110kV TBA 110kV Phù Ninh 2.
- Tọa độ vị trí góc tuyến đường dây và trạm biến áp 110kV Phù Ninh 2 như bảng 1.1.
Bảng tọa độ vị trí góc tuyến đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2
STT |
Tên điểm |
Tọa độ (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104o45’, múi chiếu 3o) |
X(m) |
Y(m) |
I |
Tuyến đường dây |
1 |
VT11 HT |
2378934 |
548267 |
2 |
G1 |
2378972 |
548291 |
3 |
G2 |
2379135 |
548536 |
4 |
G3 |
2379277 |
549422 |
5 |
G4 |
2379250 |
549611 |
6 |
G5 |
2379395 |
550023 |
7 |
G6 |
2379772 |
550367 |
8 |
G7 |
2379744 |
550869 |
9 |
G8 |
2379816 |
551007 |
10 |
G9 |
2380173 |
551128 |
11 |
G10 |
2380319 |
551298 |
12 |
G11 |
2380238 |
551767 |
II |
Trạm biến áp |
1 |
T1 |
2380238 |
551819 |
2 |
T2 |
2380187 |
551884 |
3 |
T3 |
2380131 |
551840 |
4 |
T4 |
2380183 |
551776 |
III |
Đường vào TBA |
1 |
D1 |
2380172 |
551951 |
2 |
D2 |
2380181 |
551906 |
3 |
D3 |
2380133 |
551853 |
4 |
D4 |
2380120 |
551830 |
5 |
D5 |
2380119 |
551814 |
6 |
D6 |
2380123 |
551802 |
7 |
D7 |
2380136 |
551793 |
8 |
D8 |
2380170 |
551792 |
9 |
D9 |
2380166 |
551797 |
10 |
D10 |
2380138 |
551798 |
11 |
D11 |
2380127 |
551805 |
12 |
D12 |
2380124 |
551814 |
13 |
D13 |
2380125 |
551829 |
14 |
D14 |
2380137 |
551850 |
15 |
D15 |
2380187 |
551904 |
16 |
D16 |
2380176 |
551953 |
Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, 2021
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án như bảng 1.2 sau:
Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của dự án
STT |
Loại đất |
Ký hiệu |
Diện tích (m2) |
Xã Liên Hoa |
Xã Trạm Thản |
1 |
Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
555,9 |
- |
2 |
Đất rừng sản xuất |
RSX |
7.528,8 |
1.326,5 |
3 |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
BHK |
49,5 |
- |
4 |
Đất ở tại nông thôn và đất trồng cây lâu năm |
ONT+CLN |
90,5 |
- |
5 |
Đất thủy lợi |
DTL |
55,6 |
- |
6 |
Đất trồng cây lâu năm |
CLN |
161,3 |
311,1 |
7 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
NTS |
136,3 |
- |
|
Tổng |
|
8.577,9 |
1.637,6 |
Nguồn: Hồ sơ giải phóng mặt bằng - Báo cáo nghiên cứu khả thi, 2021
- Còn lại tuyến đường dây 110kV đấu nối đi qua qua chủ yếu là khu vực trồng cây keo lấy gỗ, có xen kẽ vùng trồng lúa nước, trồng màu, giao thông đi lại là đường QL2 và đường tỉnh lộ 323G, cùng hệ thống đường liên thôn, liên xã.
- Phân bố thảm thực vật, giao chéo các loại đất trên tuyến:
+ Lúa: 892.4m chiếm 21,46% chiều dài tuyến;
+ Màu: 187.4m chiếm 4.51% chiều dài tuyến;
+ Cây ăn quả: 91.3m chiếm 2.2% chiều dài tuyến;
+ Rừng sản xuất (cây lấy gỗ): 2564.4m chiếm 61,68% chiều dài tuyến;
+ Cây công nghiệp: 98.2m chiếm 2.36% chiều dài tuyến;
+ Sông hồ, đường, mương: 324.1m chiếm 7.8% chiều dài tuyến;
+ Tuyến giao chéo với ĐDK 35kV, 0.4kV, TT: 03 lần;
+ Tuyến giao chéo với đường Tỉnh lộ: 01 lần;
+ Tuyến giao chéo với hồ, suối nhỏ: 07 lần.
Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
Mục tiêu
- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải trên địa bàn huyện Phù Ninh và các khu vực lân cận. Chống quá tải cho các trạm 110kV Phù Ninh, trạm 110kV Ninh Dân, trạm 110kV Phú Thọ của tỉnh Phú Thọ.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV đã được Bộ Công thương phê duyệt.
Loại hình dự án
- Loại, nhóm dự án: Nhóm C.
- Loại, cấp công trình: Công trình năng lượng, cấp II.
- Thời gian sử dụng công trình: ≥ 20 năm.
Quy mô, công suất
* Phần đường dây 110kV
Xây dựng tuyến đường dây 110kV mạch kép sử dụng dây dẫn ACSR-400mm
2 cấp điện cho TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ có chiều dài 4,157km.
* Phần TBA 110kV
Xây dựng mới TBA 110kV có quy mô 02 MBA. Giai đoạn này lắp đặt 01 MBA 40MVA-110/35/22kV (có dự phòng vị trí lắp đặt thêm MBA trong tương lai). Xây dựng nhà điều khiển phân phối; lắp đặt thiết bị, hệ thống camera giám sát, PCCC theo tiêu chí TBA không người trực; xây dựng hệ thống thông tin, SCADA kết nối về Trung tâm điều khiển xa tỉnh Phú Thọ, Trung tâm điều độ Hệ thống Điện miền Bắc và Trung tâm dữ liệu NPC theo quy định.
Công nghệ sản xuất
Dự án sử dụng công nghệ dẫn điện trên không, việc tổ chức quản lý vận hành Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2 sẽ do Công ty Điện lực Phú Thọ đảm nhận, thông qua sự điều độ vận hành của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc.
Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Các hạng mục công trình chính
Phần trạm biến áp 110kV
* Phần điện:
Trạm biến áp 110kV Phù Ninh được thiết kế với quy mô 02 MBA 40MVA, trước mắt lắp đặt 01 máy biến áp lực 115/38,5/23kV-40MVA và được bảo vệ bằng các thiết bị đóng cắt như máy cắt, dao cách ly. Trạm vận hành với 2 cấp điện áp 110kV, 35kV và 22kV.
- Máy biến áp 110/35/22kV - 40MVA:
+ Cấp điện áp: 115 ± 9 x 1,78%/38,5 ± 2 x 2,5/23kV.
+ Công suất: 40/40/40MVA.
+ Tổ đấu dây: Y0/D/Y0.
- Phía cao áp 110kV được thiết kế theo sơ đồ cầu đủ (H) với 02 ngăn lộ đường dây 110kV đến, 02 ngăn lộ máy biến áp 110kV, 01 ngăn phân đoạn 110kV. Trong giai đoạn này dự án sẽ lắp trước 01 ngăn máy biến áp T1, 02 ngăn máy cắt đường dây, ngăn phân đoạn lắp đặt 02 dao cách ly.
- Dự kiến các lộ đường dây 110kV đến và đi:
+ 01 lộ đường dây 110kV từ trạm 110kV Bãi Bằng đến.
+ 01 lộ đường dây 110kV từ trạm 220kV Phú Thọ đến.
- Phía 35kV: được xây dựng trên nhu cầu thực tế và tương lai, phía trung áp 35kV giai đoạn 1 được thiết kế với quy mô như sau:
+ 01 ngăn lộ tổng 38,5kV-1250A-25kA/1s;
+ 01 ngăn dao cắm 38,5kV-1250A-25kA/1s;
+ 05 ngăn xuất tuyến 38,5kV-630A-25kA/1s;
+ 01 ngăn đo lường 38,5kV;
+ 01 ngăn tự dùng 38,5kV cầu dao - cầu chì;
+ Tự dùng phía 35kV của trạm (TD1) được sử dụng từ nguồn 35kV từ lưới ngoài của trạm.
+ Tự dùng 2 phía 22kV của trạm (TD2) được sử dụng từ nguồn 35kV lấy từ thanh cái C41 của trạm.
- Phía trung áp 22kV: Lắp đặt chống sét van đầu cực MBA kèm bộ đếm sét.
+ 01 ngăn lộ tổng 23kV-630A-25kA/1s;
+ 01 ngăn dao cắm 23kV-630A-25kA/1s;
+ 06 ngăn xuất tuyến 23kV-630A-25kA/1s;
+ 01 ngăn đo lường 23kV;
+ 01 ngăn tự dùng 23kV cầu dao - cầu chì
Toàn bộ thiết bị phân phối 35kV và 22kV là các tủ trọn bộ đặt trong nhà. Điều khiển đóng cắt các lộ đi và lộ tổng bằng các máy cắt đặt trong các tủ trọn bộ.
* Hệ thống điều khiển bảo vệ:
Trạm được trang bị các thiết bị điều khiển, bảo vệ là các thiết bị tiên tiến và có bộ vi xử lý phù hợp với phương thức điều khiển hiện tại và trong tương lai và có chuẩn giao thức IEC-61850, IEC-60870-5-104 và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành thực hiện kết nối với Hệ thống điều khiển trạm biến áp tích hợp mức nhị thứ.
Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Khảo sát, lập BCNCKT, trình phê duyệt: Quý IV/2021.
+ Lập thiết kế kỹ thuật, BVTC: Quý IV năm 2021.
+ Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn các nhà thầu: Quý I năm 2022.
+ Khởi công xây dựng: Quý III năm 2023.
+ Thời gian dự kiến đưa vào vận hành: Quý II năm 2024.
Tổng mức đầu tư
- Tổng mức đầu tư:
77.032.000.316 đồng.
Trong đó
+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ, TĐC: 2.472.000.000 đồng.
+ Chi phí xây dựng: 34.185.801.159 đồng.
+ Chi phí thiết bị: 22.451.226.735 đồng.
+ Chi phí QLDA: 1.545.668.914 đồng.
+ Chi phí tư vấn ĐTXD: 4.373.158.209 đồng.
+ Chi phí khác: 4.953.196.626 đồng.
+ Chi phí dự phòng: 7.050.948.673 đồng.
- Nguồn vốn: Vốn vay TDTM và KHCB của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
- Chủ dự án: Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Cơ quan tư vấn lập dự án: Công ty tư vấn điện Miền Bắc.
- Cơ quan điều hành dự án: Ban Quản lý dự án Lưới điện.
- Cơ quan tiếp nhận dự án: Công ty Điện lực Phú Thọ.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa lý
- Tuyến đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2 đi qua địa phận xã Liên Hoa và xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì khoảng 15 km về phía Đông Đắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 102 km, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông: giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới là sông Lô.
+ Phía Tây: giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba.
+ Phía Nam: giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao.
+ Phía Bắc: giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (qua sông Lô).
Các tác động của khí thải đến môi trường
+ CO: là loại khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa carbon. Những người phụ nữ đang mang thai và có bệnh tim mạch tiếp xúc với khí CO sẽ rất nguy hiểm do ái lực của CO với hemoglobin cao gấp 200 lần so với oxy gây cản trở sự lưu thông của oxy từ máu đến các mô. Ở nồng độ khoảng 5 ppm CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Ở nồng độ từ 10 ppm đến 250 ppm có thể gây tổn hại đến tim mạch, thậm chí gây tử vong. Người tiếp xúc với CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu.
+ NO2: là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, mùi có thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. NO
2 là khí có tính kích thích mạnh đường hô hấp, tác động đến thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng. Khí NO
2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một số phút tiếp xúc. Tiếp xúc lâu dài với khí NO
2 khoảng 0,06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi. NO
2 cũng góp phần vào sự hình thành những hợp chất như tác nhân quang hóa và tạo axit, tính chất quan trọng của nó trong phản ứng quang hóa là hấp thụ bức xạ tử ngoại đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành khói quang học, có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, hoen gỉ kim loại, sản sinh các phân tử nitrat làm tăng sự tích tụ của hạt trong không khí.
+ SO2: là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay, do quá trình quang hóa hay do sự xúc tác khí SO
2 dễ dàng bị oxy hóa và chuyển thành SO
3 trong khí quyển. Khí SO
2, SO
3 gọi chung là SO
x, là những khí thuộc loại độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, động thực vật mà còn tác động lên các vật liệu xây dựng, các công trình kiến trúc.
+ VOC: là một nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Các chất hữu cơ trong nhóm này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu thường xuyên tiếp xúc với nồng độ cao, trong thời gian ngắn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kích thích mắt mũi. Nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên phải tiếp xúc với VOCs nồng độ cao trong thời gian dài thì sẽ làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh mãn tính như ung thư, tổn hại gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
* Tác động tích cực:
- Đảm bảo công suất nguồn điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất lưới điện trung thế, nâng cao chất lượng điện năng cung cấp cho các phụ tải khu vực huyện Phù Ninh.
- Đẩy nhanh các bước hoàn thiện lưới điện huyện Phù Ninh và các huyện, thành phố lân cận đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của phụ tải.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội cho huyện Phù Ninh nói riêng và toàn tỉnh Phù Thọ nói chung.
* Tác động tiêu cực:
- Gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường khu vực xung quanh khi có sự cố xảy ra.
- Cần nguồn lực lớn về kinh tế và nhân lực để khắc phục sự cố tại trạm biến áp và các cột và đường dây cao thế.
Độ tin cậy của đánh giá tác động môi trường.
Độ tin cậy của báo cáo được đánh giá trên các dữ liệu, thông tin, số liệu,… cung cấp và tính toán. Khả năng, mức độ tin cậy của đánh giá thể hiện:
- Tính chính xác, đặc trưng, đồng bộ của số liệu: các số liệu về hiện trạng môi trường nền và thông tin về khu vực dự án;
- Tính trung thực và chính xác: phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm tuân thủ theo các quy định về lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
- Tính tin cậy: so sánh theo các thông số môi trường trong bộ tiêu chuẩn về môi trường quy định: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 08-MT:2015/BTNMT; QCVN 09-MT:2015/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT; QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 03-MT:2015/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT); một số các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác của Việt Nam.
- Tính hợp lệ: Tuân thủ theo các quy định chung về ĐTM cho Dự án theo Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
=> Vì vậy có thể đánh giá: báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án là đầy đủ, đặc trưng, chính xác về số liệu, thông tin liên quan và phương pháp đánh giá. Do vậy, báo cáo có độ tin cậy cao và hợp lệ về mặt pháp lý. Nó là cơ sở để Chủ dự án, Cơ quan Quản lý Môi trường ở địa phương điều chỉnh và quản lý khi thực thi dự án theo đúng các quy định về môi trường. Qua đó, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường xung quanh và cộng đồng.
- Mặc dù vậy, trong quá trình đánh giá có thể còn một số tác động đến môi trường chưa nhận dạng được và chưa chắc chắn trong đánh giá do một số nguyên nhân sau:
+ Sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích.
+ Yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá.
Nhìn chung các phương pháp này đưa ra một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến Dự án. Tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, sức chịu tải và tính thích nghi của môi trường,… Do đó, một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Dự án không thuộc loại hình khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học nên không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.
KẾT QUẢ THAM VẤN
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử
- Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.
- Đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn: Đang thực hiện.
- Thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định:
+ Thời điểm đăng tải: Đang thực hiện.
+ Thời gian đăng tải: Đang thực hiện.
Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
Ban Quản lý dự án Lưới điện đang thực hiện tham bằng tổ chức họp lấy ý kiến tại UBND xã Liên Hoa, UBND xã Trạm Thản. Kết quả sẽ được tổng hợp sau khi tổ chức họp lấy ý kiến tại UBND xã Liên Hoa, UBND xã Trạm Thản.
Tham vấn bằng văn bản theo quy định
Ban Quản lý dự án Lưới điện đang thực hiện tham bằng văn bản tại UBND xã Liên Hoa, UBND xã Trạm Thản. Kết quả sẽ được tổng hợp sau khi tổ chức họp lấy ý kiến tại UBND, UBMTTQ xã Liên Hoa, UBND, UBMTTQ xã Trạm Thản.
Kết quả tham vấn cộng đồng
Kết quả tham vấn cộng đồng sẽ được tổng hợp sau khi tiếp nhận ý kiến của Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, UBND, UBMTTQ xã Liên Hoa, UBND, UBMTTQ xã Trạm Thản.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Kết luận
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nhận dạng và đánh giá chi tiết và đầy đủ về các tác động có thể có của Dự án. Dự báo các tác động xấu có thể xảy ra đối với môi trường khi thực hiện dự án và xu hướng biến đổi các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Báo cáo ĐTM đã phân tích đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu triển khai xây dựng dự án và quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường và đề xuất phương hướng giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện Dự án.
- Về mức độ, quy mô của các tác động của dự án: Quá trình triển khai dự án sẽ có các tác động tiêu cực tới môi trường: ô nhiễm không khí, ồn, sự cố môi trường trong quá trình thi công, đặc biệt là tác động tới môi trường không khí, nước mặt, tác động do đất và đất đá thải trong quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng. Các tác động tiêu cực trên được dự báo là rõ rệt. Tuy nhiên, các tác động này có tính cục bộ và chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công với phạm vi không lớn và không gây tác động nghiêm trọng tới môi trường khu vực. Phương hướng và giải pháp tổng thể về kỹ thuật và quản lý sẽ giải quyết và giảm thiểu được các tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình xây dựng dự án. Cụ thể:
+ Bụi và khí thải từ hoạt động thi công xây dựng, đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện, máy móc,...;
+ Làm tăng mật độ giao thông do vận chuyển và hoạt động xây dựng trên khu vực dự án;
+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân, chủ yếu là trong quá trình xây dựng, tuy nhiên lượng nước thải này không nhiều;
+ Chất thải rắn sinh hoạt và CTNH như giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ rơi vãi, dầu thải, ắc quy hỏng,…;
+ Ngoài ra, hoạt động của dự án còn có thể xảy ra các sự cố, rủi ro như cháy nổ, chập điện, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...
- Việc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng trước khi triển khai thi công.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường của Dự án đã được đề xuất dựa trên căn cứ theo từng nguyên nhân tạo tác động và khả năng, năng lực của Dự án. Các biện pháp giảm thiểu này có tính khả thi cao nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững cho môi trường khu vực khi triển khai Dự án. Cụ thể:
+ Rác thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại được thu gom thường xuyên chủ yếu là trong giai đoạn thi công, không để tồn đọng và được xử lý hợp vệ sinh theo quy định hiện hành;
+ Các xe cơ giới khi đi vào khu vực phải đảm bảo chạy đúng tốc độ quy định, các xe vận tải vật liệu xây dựng phải có bạt che chắn,…;
+ Trong quá trình triển khai dự án không thể tránh khỏi việc nảy sinh các vấn đề môi trường nhưng với sự quan tâm đúng mức của Chủ dự án cùng với sự hướng dẫn và tư vấn của các cơ quan quản lý thì các vấn đề này sẽ giải quyết.
Kiến nghị
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động trong quá trình thực hiện Dự án. Một số công tác dự kiến gặp khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng dự án mà Chủ dự án cần phải có được sự phối hợp và giúp đỡ của các đơn vị cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ mới có thể triển khai được. Chủ dự án kiến nghị UBND huyện Phù Ninh, Phòng CSGT huyện Phù Ninh phối hợp trong việc đảm bảo giao thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác thi công, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công các hạng mục dự án.
Cam kết của chủ dự án đầu tư
- Chủ dự án cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đúng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, các quy định liên quan về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm đã đề ra để đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Trong quá trình thi công xây dựng, Chủ dự án cam kết đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn Việt Nam về yêu cầu bảo vệ môi trường:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: giám sát, thực hiện, bảo đảm toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, không thải nước thải chưa qua xử lý đạt yêu cầu ra môi trường; đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Đối với nước thải thi công xây dựng: xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải thi công xây dựng trước khi thực hiện các hoạt động thi công xây dựng, đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng Dự án được thu gom, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B trước khi thải ra môi trường; đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Đối với bụi, khí thải: quản lý, giám sát, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh bởi các hoạt động của Dự án; bảo đảm môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án trong các giai đoạn của Dự án luôn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ Đối với thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTR thông thường: thực hiện, giám sát, quản lý chặt chẽ, đảm bảo toàn bộ CTR thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đều được thu gom, xử lý, đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của tỉnh Phú Thọ.
+ Đối với CTNH: thu gom, giám sát, quản lý đảm bảo toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động của Dự án đều được thu gom, xử lý, đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Chủ dự án cam kết tuân thủ đầy đủ các điều kiện có liên quan đến môi trường:
+ Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật hiện hành; chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phục hồi sinh kế, hỗ trợ, ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ dân chịu tác động tiêu cực bởi Dự án và chỉ được phép triển khai thực hiện Dự án sau khi hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Hợp đồng với đơn vị chức năng tiến hành rà phá bom, mìn, vật nổ trong khu vực Dự án trước khi triển khai thực hiện Dự án.
+ Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật và các quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình thẩm định, phê duyệt thiết kế và thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý và tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa các tác động bất lợi đến cảnh quan, môi trường, chất lượng nước, hệ thủy sinh và các hoạt động kinh tế dân sinh khác trên khu vực thực hiện Dự án trong quá trình thi công xây dựng.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn giao thông đường bộ, không thi công các hạng mục trong mùa mưa, lũ.
+ Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý và kỹ thuật để phòng ngừa, ứng phó các sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngập lụt, cháy, nổ và các rủi ro và sự cố môi trường khác trong giai đoạn thi công và vận hành Dự án; chủ động phòng ngừa, ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và các công trình khu vực Dự án.
+ Tháo dỡ các công trình tạm ngay sau khi kết thúc thi công; thực hiện kịp thời công tác phục hồi cảnh quan môi trường địa bàn thi công, các khu vực đất tạm chiếm dụng, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện Dự án.
+ Thực hiện chương trình giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; cập nhật, lưu giữ số liệu giám sát để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra khi cần thiết.
+ Cam kết chỉ thực hiện dự án sau khi thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định.
- Chủ dự án cam kết lập, niêm yết công khai kế hoạch QLMT của dự án tại UBND các địa phương tổ chức tham vấn để chính quyền, người dân được biết và giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án cũng như trong quá trình vận hành của dự án. Cam kết thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, thống nhất tại Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư và Công văn ý kiến tham vấn trong quá trình lập báo cáo ĐTM của UBND, UBMTTQ xã Liên Hoa và xã Trạm Thản.
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Tại đây.
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “ Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú Thọ, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Đường dây và TBA 110kV Phù Ninh 2, tỉnh Phú, để Ban Quản lý dự án Lưới điện, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.