image banner
Dự án: “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”

Xuất xứ Dự án

Thông tin chung về Dự án

Mỏ cát lòng sông Hồng đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 02/07/2020 về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ cát lòng sông Hồng thuộc địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Phát. Mỏ cát có diện tích 28,0ha, với tổng trữ lượng của mỏ (cấp 122) là 1.368.876 m3 cát xây, trát, vật liệu san lấp, trong đó:
- Trữ lượng cát xây, trát cấp 122 là 1.102.786 m3;
- Trữ lượng vật liệu san lấp cấp 122 là 266.090 m3.
Công ty cổ phần thương mại DKDV (sau đây gọi tắt là Chủ dự án) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Chủ dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án 5417046377, chứng nhận lần đầu ngày 10/5/2023 và hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 69/SXD-KT&VLXD ngày 02/6/2023.
Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới.

Thông tin chung về dự án

Tên dự án

“KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ CÁT LÒNG SÔNG HỒNG THUỘC
XÃ BẮC SƠN, HUYỆN TAM NÔNG VÀ XÃ LƯƠNG LỖ, HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ”

Tên chủ dự án

- Tên Chủ dự án:    Công ty cổ phần thương mại HKDV
-        Người đại diện: Nguyễn Thị Nga                  Chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ: Khu 3, phường Vân Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0210.352.7577                  
- Giấy đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp: 2600870048 đăng ký lần đầu ngày 04/12/2012, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 06/11/2020 của phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý, ranh giới Dự án

Khu vực dự án nằm trên bãi nổi lòng sông Hồng, thuộc địa phận xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba và xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông. Ranh giới tiếp giáp các phía như sau:
- Phía Tây Nam khu mỏ là thượng nguồn sông Hồng, cách mép nước khoảng 410-620m, cách Quốc lộ 32C khoảng 800-900m, cách điểm giao ranh giới giữa xã Lương Lỗ, xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), xã Đồng Lương, xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 540m.
- Phía Tây Bắc khu mỏ cách đê tả sông Thao khoảng 910-950m.
- Phía Đông Nam khu mỏ cách mép nước khoảng 150-570m, cách đê hữu sông Hồng khoảng 400-780m, cách lạch nước khoảng 90-100m, cách bãi nổi cao khoảng 340m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-670m.
- Phía Đông Bắc khu mỏ là hạ lưu sông Hồng, cách mép nước khoảng 140-350m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-410m.
Khu vực mỏ cát có diện tích 28,0ha, nằm trong khung tọa độ xác định bởi các điểm góc từ 1 đến 6 theo hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104045’ múi chiếu 30. Diện tích thuộc xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông là 8,93ha; thuộc xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba là 19,07ha.
Toạ độ ranh giới khu vực khai thác
Điểm
góc
Tọa độ VN2000, KTT 104045',
múi chiếu 30
Diện tích (ha) Địa điểm
X (m) Y (m)
1 2.360.197,41 547.518,33 28,0 ha xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba và xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông
2 2.360.032,58 547.703,86
3 2.359.517,58 547.197,58
4 2.359.365,83 547.015,41
5 2.359.638,83 546.812,74
6 2.360.109,56 547.407,36
 
                                  Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi


Vị trí bãi tập kết sản phẩm khai thác
Diện tích bãi tập kết sản phẩm khai thác có diện tích 2.500 m2 thuộc xã Sông Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bãi tập kết được Công ty thuê lại mặt bằng của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Phát tại hợp đồng thuê kho bãi năm 2023 số 02-2023/HĐTKB ngày 05/01/2023 (Hợp đồng và văn bản pháp lý của bãi tập kết sản phẩm khai thác đóng kèm phụ lục I báo cáo).
Vị trí bãi tập kết sản phẩm khai thác được xác định bởi các điểm mốc sau:
Tọa độ các điểm khép góc khu vực bãi tập kết sản phẩm khai thác
STT Tọa độ VN 2000, kinh tuyến 104045’ múi 3 độ
X (m) Y (m)
D 2357287,92 572762,22
F 2357285,04 572798,02
G 2357215,09 572789,77
E 2357219,52 572754,16
 
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi
Vị trí khu vực bãi tập kết sản phẩm khai thác

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của Dự án

(1) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước
Khu vực mỏ thuộc lòng sông Hồng, mỏ chưa khai thác nên hiện trạng khu mỏ có một bãi bồi cát ngập nước vào mùa mưa chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bãi cát có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thay đổi từ +14,3m đến +15,8m tùy từng vị trí. Phía Đông Nam khu mỏ khoảng 340m là bãi nổi cao, độ cao thay đổi +19,1m đến +19,6m.

Khu vực mỏ thuộc địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ, vị trí tác động là 28,0 ha. Khu vực này không có dân cư sinh sống, không có cơ sở hạ tầng xây dựng, do đó khi dự án đi vào hoạt động không phải xây dựng phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Khu vực bãi tập kết sản phẩm khai thác có diện tích là 0,25ha thuộc một phần của dự án “Bến, bãi bốc xếp hàng hóa, kinh doanh than và vật liệu xây dựng” thuê lại của Công ty TNHH TM và VT Trường Phát và Công ty CP thương mại HKDV. Hiện trạng là bãi trống, có 01 nhà bảo vệ.
Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Mặt bằng khai trường mỏ m2 280.000 Hiện trạng đất: Bãi bồi cát
2 Khu mặt bằng bãi tập kết cát m2 2.500 Thuê mặt bằng tại Hợp đồng số 02-2023/HĐTKB ngày 05/01/2023
 
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi
Hiện trạng các công trình đê điều, thủy lợi khu vực Dự án
Khu vực dự án nằm trên bãi nổi lòng sông Hồng, thuộc địa phận xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba và xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông. Ranh giới tiếp giáp các phía như sau:
- Phía Tây Nam khu mỏ là thượng nguồn sông Hồng, cách mép nước khoảng 410-620m, cách Quốc lộ 32C khoảng 800-900m, cách điểm giao ranh giới giữa xã Lương Lỗ, xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), xã Đồng Lương, xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 540m.
- Phía Tây Bắc khu mỏ cách đê tả sông Thao khoảng 910-950m.
- Phía Đông Nam khu mỏ cách mép nước khoảng 150-570m, cách đê hữu sông Hồng khoảng 400-780m, cách lạch nước khoảng 90-100m, cách bãi nổi cao khoảng 340m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-670m.
- Phía Đông Bắc khu mỏ là hạ lưu sông Hồng, cách mép nước khoảng 140-350m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-410m.

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh. Đời sống kinh tế và văn hoá tương đối cao. Các hệ thống điện đường, trường trạm đã được Đảng và các cấp chính quyền trong tỉnh đã có những quan tâm thích đáng, bởi vậy đời sống tinh thần và văn hoá của mỗi người dân địa phương được cải thiện đáng kể. Nghề nghiệp chính của người dân địa phương trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi. Hệ thống thuỷ lợi rất phát triển đa giúp người dân tăng năng suất cây trồng góp phần cải thiện kinh tế tại chỗ. Tuy vậy các ngành nghề thủ công quanh vùng ít phát triển, người dân còn thiếu việc làm trong thời nông nhàn. Bộ phận nhỏ sống bằng nghề buôn bán nhỏ ở dọc tỉnh lộ, quốc lộ.




Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Các điều kiện về địa lý, địa chất
Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất
* Điều kiện địa lý
Khu vực dự án nằm trên bãi nổi lòng sông Hồng, thuộc địa phận xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba và xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông. Phía tây nam khu mỏ là thượng nguồn sông Hồng, cách mép nước khoảng 410-620m, cách Quốc lộ 32C khoảng 800-900m, cách điểm giao ranh giới giữa xã Lương Lỗ, xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), xã Đồng Lương, xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 540m. Phía tây bắc khu mỏ cách đê tả sông Thao khoảng 910-950m. Phía đông nam khu mỏ cách mép nước khoảng 150-570m, cách đê hữu sông Hồng khoảng 400-780m, cách lạch nước khoảng 90-100m, cách bãi nổi cao khoảng 340m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-670m. Phía đông bắc khu mỏ là hạ lưu sông Hồng, cách mép nước khoảng 140-350m, cách đường ranh giới giữa xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ) và xã Lam Sơn (xã Tứ Mỹ cũ) khoảng 220-410m.
Khu vực dự án có diện tích 28,0ha, nằm trong khung tọa độ xác định bởi các điểm góc từ 1 đến 6 theo hệ toạ độ VN2000 kinh tuyến trục 104045’ múi chiếu 30. Diện tích thuộc xã Bắc Sơn (xã Xuân Quang cũ), huyện Tam Nông là 8,93ha, thuộc xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba là 19,07ha.
* Đặc điểm địa hình
Diện tích dự án được thành tạo do tích tụ dòng chảy của sông Hồng, tạo nên bởi các dải cát nhô cao khỏi mặt nước có diện tích hàng trăm héc ta, đôi chỗ có những bãi cát bồi nhô lên cao chạy dài vài trăm mét, đặc biệt vào mùa khô lượng nước sông bị hạ thấp toàn bộ diện tích lộ trên bề mặt. Trong diện tích dự án, độ cao thay đổi từ +14,3m đến +15,8m tùy từng vị trí.
Phía Đông Nam khu thăm dò khoảng 340m là bãi nổi cao, độ cao thay đổi +19,1m đến 19,6m.
 (Nguồn: Báo cáo NCKT của Dự án “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ)
* Đặc điểm địa chất
Địa tầngTheo Báo cáo kết quả thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1 năm 2007 và kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 các nhóm tờ của Liên đoàn Địa chất Tây Bắc, có thể khái quát địa chất vùng như sau:
HỆ TẦNG VĂN YÊN (N12 vy)
Trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, hệ tầng Văn Yên lộ thành dải kéo dài không liên tục trên 75km, từ xã Văn Lang qua Phương Xá đến Tình Cương.
Cấu thành hệ tầng Văn Yên gồm cuội kết đa khoáng (xi măng cát sạn kết thạch anh) xen các lớp, thấu kính mỏng sạn kết thạch anh chứa cuội, cát kết chứa sạn thạch anh, cát kết và bột kết thạch anh.
Các đá đặc trưng cho hệ tầng Văn Yên gồm:
+ Cuội kết hạt nhỏ: Đá có màu nâu vàng, kiến trúc psephit, cấu tạo khối.
+ Cát kết thạch anh felspat chứa sạn: Đá có màu nâu nhạt, kiến trúc psephitopsamit, cấu tạo khối trạng.
+ Cát bột kết thạch anh: Đá có màu nâu sáng, kiến trúc psamitoalơrit, cấu tạo khối trạng.
+ Sét kết chứa bột: Đá có màu trắng phớt nâu, hạt mịn, kiến trúc alơprôpelit, cấu tạo khối trạng.
Ranh giới dưới của hệ tầng không chỉnh hợp với hệ tầng Văn Lãng và thường thấy quan hệ kiến tạo với các đá của hệ tầng Bản Nguồn (D1bn), ranh giới trên có quan hệ khớp đều với hệ tầng Cổ Phúc (N13cp).
Chiều dày của hệ tầng 340-450m.
HỆ TẦNG HẢI HƯNG (Q21-2 hh)
Hệ tầng Hải Hưng được thành tạo trong giai đoạn biển tiến Holocen giữa, gồm một số thành tạo trầm tích có nguồn gốc khác nhau.
Trầm tích biển - đầm lầy: phân bố thành dải hẹp ven đồng bằng, gồm cát bột màu xám, chứa thực vật đầm lầy ven biển, sét đen, than bùn, dày 1-2m.
Trầm tích biển: với chiều dày không lớn, bao gồm chủ yếu là sét xanh mịn dẻo, đôi nơi lẫn ít bột màu xám xanh dày 0,5-1m. Chúng phân bố ở ven rìa đồng bằng, phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Vĩnh Phúc và chỉnh hợp trên trầm tích biển - đầm lầy mô tả trên.
HỆ TẦNG THÁI BÌNH (Q23 tb)
Hệ tầng Thái Bình là thành tạo Đệ tứ trẻ nhất với tuổi Holocen muộn, phân bố với diện tích khá rộng. Trầm tích hệ tầng Thái Bình có các nguồn gốc sau:
Trầm tích sông: chỉ phân bố hẹp ven các sông, thành phần trầm tích gồm cát, bột sét màu xám nâu, vàng thuộc bãi bồi hiện đại, dày 0,5-3m. ở vùng núi, trầm tích có hạt thô hơn gồm cát bột và cuội sỏi với độ lựa chọn và mài tròn kém, thành phần đa khoáng, phân bố dọc theo lòng các suối hiện đại.
Trầm tích sông - biển: phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, thành phần trầm gồm bột sét xen cát màu xám, lẫn vẩy muscovit và ít tàn tích thực vật dày 1-2m. Chúng được thành tạo bởi quá trình bồi tụ của các dòng chảy hiện đại.
Trầm tích đầm lầy - biển: Thành phần trầm tích có cát hạt nhỏ, bột cát màu vàng và nhiều nơi có bột sét màu đen, chứa nhiều tàn tích thực vật thân cỏ và sú vẹt sống ở đầm lầy ven biển. Bề dày 1-3m.
Kiến tạo
Trong vùng nghiên cứu có 1 hệ thống đứt gãy chính dọc theo sông Hồng. Hệ thống đứt gãy dọc sông Hồng đóng vai trò chính trong việc tạo nên cấu trúc chung của vùng nghiên cứu.
Hệ thống đứt gãy này đóng vai trò là ranh giới địa chất phân chia các thành tạo hệ tầng, dọc theo các đứt gãy các đá bị nén ép, cà nát, dập vỡ mạnh.
Magma
Theo các tài liệu của giai đoạn trước và kết quả khảo sát thực địa trong khu vực chưa phát hiện được các thành tạo magma nào.
Khoáng sản
Theo các tài liệu địa chất trước đây và kết quả khảo sát thi công thăm dò của Chủ đầu tư kết hợp đơn vị Tư vấn, ngoài cát trong khu vực thăm dò chưa phát hiện khoáng sản nào khác có giá trị.
Điều kiện về khí hậu,khí tượng
Khu vực khai thác nằm trong khu vực Tây Bắc nước ta nên điều kiện khí hậu ở đây mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất nóng ẩm, mưa nhiều với 02 mùa chính: mùa Hạ khí hậu nóng ẩm, mùa Đông khí hậu khô lạnh. Xen kẽ giữa 02 mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: giữa Hạ sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt; Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân, thường có mưa phùn. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng về mùa Hạ và sương muối về mùa Đông.
Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn Việt Trì giai đoạn 2017 - 2021, điều kiện khí hậu, khí tượng của khu vực dự án như sau:
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình giai đoạn 2017- 2021 là 24,80C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,3 0C (tháng 6/2020) và nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất là 16,10C (tháng 01/2021).

Đánh giá tác động môi trường của dự án và đề xuất biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai dự án

Trước khi tiến hành khai thác mỏ cát, Chủ dự án thực hiện một số công tác chuẩn bị như sau:
- Hoàn thành các thủ tục pháp lý trước khi đưa dự án vào hoạt động như: Khảo sát địa chất, đo đạc địa hình đáy sông, tính toán thiết kế kỹ thuật phương án khai thác, phê duyệt trữ lượng, đánh giá các tác động đến môi trường, xin giấy phép khai thác,... Các hoạt động này không gây tác động đến môi trường tự nhiên, tài nguyên sinh vật, không gây tác động đến kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống.
- Các hoạt động chuẩn bị cho khai thác: Tập kết máy móc thiết bị, nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác,...; Thả phao khoanh vùng khu vực mỏ, lắp đặt phao cảnh báo và phao phân luồng giao thông. Đối với các hoạt động chuẩn bị cho hoạt động khai thác: Được tiến hành trong thời gian ngắn (02 tuần). Khu vực mỏ cát không có hoạt động nuôi trồng thủy sản, giao thông thưa thớt chủ yếu một số thuyền nhỏ người dân kéo cá nên tác động trong giai đoạn này có thể bỏ qua.
- Dự án khai thác không phát sinh đất đá thải, không có hạng mục xây dựng cơ bản mỏ (chỉ tiến hành lắp đặt các công trình di động), thu hồi khoáng sản ngay khi mở vỉa. Do đó nội dung đánh giá tác động trong quá trình mở vỉa sẽ được lồng ghép cùng với đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành khai thác mỏ.

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Căn cứ lựa chọn

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ vào điều kiện sau khi kết thúc khai thác, cụ thể:
+ Căn cứ điều kiện, đặc điểm tự nhiên của khu vực mỏ: diện tích 28,0 ha, cao độ kết thúc khai thác tại cốt +10 m; góc nghiêng sườn tầng kết thúc 20÷250, diện tích đáy moong tại cốt kết thúc 28,0 ha (280.000 m2);.
+ Sau khi kết thúc khai thác, Chủ dự án trả lại mặt bằng bãi tập kết cho Công ty TNHH TM và VT Trường Phát và thanh toán tiền thuê mặt bằng theo Hợp đồng thỏa thuận.
+ Loại hình khai thác cát xây dựng làm vật liệu xây dựng thông thường, không có nguy cơ tạo dòng thải acid mỏ.
Chủ dự án đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên nguyên tắc chung như sau:
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển của địa phương (kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và tâm lý cộng đồng,…).
- Quá trình phục hồi môi trường được thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước,…);
- Hạn chế tới mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường đến các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa mạo, sinh thái,…
- Ít gây xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh Dự án; mọi xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
- Tính hiệu quả kinh tế - môi trường và tính khả thi của phương án phục hồi môi trường lựa chọn.

Đề xuất phương án

Vị trí khu vực mỏ cát lòng sông Hồng là một bãi bồi ngập nước vào mua mưa, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bãi cát có địa hình tương đối bằng phẳng. Phía tây nam khu mỏ là thượng nguồn sông Hồng, cách mép nước khoảng 410-620m. Phía tây bắc khu mỏ tiếp giáp bãi bồi sông Hồng và cách đê tả sông Thao khoảng 910-950m. Phía đông nam khu mỏ cách mép nước khoảng 150-570m, cách đê hữu sông Hồng khoảng 400-780m, cách lạch nước khoảng 90-100m, cách bãi nổi cao khoảng 340m. Phía đông bắc khu mỏ là hạ lưu sông Hồng, cách mép nước khoảng 140-350m.
  1. Khu vực khai thác
- Tiến hành di dời máy, thiết bị ra khỏi ranh giới các khu vực khai thác;
- Tháo dỡ, di chuyển hệ thống phao neo định vị ranh giới các khu vực khai thác;
- Đo vẽ địa hình đáy sông trong phạm vi diện tích các khu khai thác;
- Cải tạo, phục hồi đáy moong khi kết thúc khai thác.
Theo thiết kế, cao độ kết thúc khai tại cốt +10 m; góc nghiêng sườn tầng kết thúc 20÷250. Khu vực khai thác có địa hình trũng thấp hơn các khu vực xung quanh.
Theo kết qủa tính toán phân vùng bồi xói với các kịch bản (Chương 3) cho thấy: quá trình bồi xói chủ yếu diễn ra tại khu vực lòng sông (lòng chủ lưu) trong đó khu vực bồi chủ yếu trong ranh giới các khu vực khai thác, khu vực xói diễn ra ngay tại hạ lưu các khu vực khai thác. Các khu vực bồi và xói có trị số tương đương nhau khoảng 1,0-1,5 m/năm.
Đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi đáy moong sau khai thác như sau:

Phương án 1

San gạt tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên.
Mục tiêu
Mục tiêu chung của phương án: Cải tạo phục hồi môi trường khu vực sau khai thác tuân thủ theo hướng dẫn Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, giảm thiểu nguy cơ xói lở tại khu vực khai thác và các khu vực xung quanh;
Mục tiêu cụ thể: San gạt mặt bằng đáy moong khai thác, giảm thiểu biến đổi đột ngột dòng chảy (tác nhân gây ra hiện tượng xói lở). Sau đó để quá trình bồi xói tại khu vực diễn ra tự nhiên.
Mô tả phương án
Hiện tại Khu mỏ đang có chênh cao so với khu vực hạ lưu tiếp giáp là 3÷5m. Theo kết quả mô hình, Khu mỏ sẽ tiếp tục quá trình bồi (tăng cao độ), các khu vực hạ lưu sẽ tiếp tục quá trình xói (giảm cao độ), theo thời gian độ chênh cao giữa Khu mỏ và khu vực hạ lưu sẽ giảm dần đến cao độ ổn đinh. Do đó có thể để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên.
Quá trình khai thác có thể tạo ra địa hình không bằng phẳng, từ đó gây ra các biến đổi đột ngột dòng chảy, tiềm ẩn nguy cơ xói lở. Do đó, kết thúc khai thác sẽ tiến hành san gạt mặt bằng đáy moong, tạo dòng chảy ổn định.
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường Phương án 1 được thể hiện trong Bảng 4.1.
Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Tổng hợp chi phí CPM theo phương án 1 thể hiện trong bảng sau:
Tổng hợp chi phí CPM theo Phương án 1
TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Thành tiền (đồng)
1 Cải tạo khu vực khai thác
- Di chuyển máy, thiết bị ra khỏi khu vực khai thác cái 8 16.000.000
- Di chuyển hệ thống phao neo ra khỏi ranh giới khu vực khai thác cái 6 900.000
- Đo vẽ địa hình đáy sông trong phạm vi khai thác ha 28,0 158.854.597
- San gạt tạo phẳng đáy khai trường m3 33.600 689.238.749
- Cắm biển báo giám sát cái 2 16.280.555
2 Cải tạo khu vực ngoài biên giới khai thác
- Duy tu, tuyến đường vận tải từ khu vực khai thác về bãi tập kết sản phẩm km 50 275.000.000
Tổng 1.827.799.000
 
Tính toán chỉ số phục hồi đất phương án 1
Ip1 = (Gm1 - Gp1)/Gc1
Trong đó:
- Gm1: Giá trị đất đai sau khi phục hồi, căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm (2020-2024) và Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, áp dụng bảng giá đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ (đất sông, suối để khai thác cát) tỉnh Phú Thọ 5 năm 2020-2024 - đất sông Hồng là 220.000 đồng/m2 trên diện tích sau hoàn phục là 280.000 m2 do vậy: Gm1= 222.000 đ/m2 x 280.000 m2 = 62.160.000.000 đồng.
- Gp1: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt mục đích sử dụng. Gp = 1.827.799.000 đồng.
- Gc1: Giá trị nguyên thủy của đất, căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm (2020-2024) và Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, áp dụng bảng giá đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ (đất sông, suối để khai thác cát) tỉnh Phú Thọ 5 năm 2020-2024-đất sông Hồng là 220.000 đồng/m2 trên diện tích đất nguyên thủy là 280.000 m2 do vậy: Gc2 = 222.000 đ/m2 x 280.000 m2 = 62.160.000.000 đồng.
Vậy Ip1= (62.160.000.000 - 1.827.799.000)/ 62.160.000.000 = 0,97

Phương án 2

Nạo vét đáy moong khai thác, thúc đẩy quá trình bồi xói để đạt cao độ ổn định.
Mục tiêu
Mục tiêu chung của phương án: Cải tạo phục hồi môi trường khu vực sau khai thác tuân thủ theo hướng dẫn Mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, thúc đẩy quá trình bồi xói tại vực khai thác và các khu vực xung quanh để đạt tới cao độ ổn định;
Mục tiêu cụ thể: Nạo vét đáy moong khai thác, thúc đẩy quá trình bồi tại khu vực khai thác và quá trình xói tại khu vực hạ lưu các khu vực khai thác, tiến tới giảm dần độ chênh cao giữa khu vực khai thác và khu vực hạ lưu.
Mô tả phương án
Hiện tại Khu mỏ đang có chênh cao so với khu vực hạ lưu tiếp giáp là 3÷5m. Do đó khi tiến hành nạo vét Khu mỏ sâu thêm khoảng 0,5 m sẽ làm gia tăng độ chênh cao giữa các khu vực khai thác và khu vực hạ lưu tiếp giáp. Từ đó thúc đẩy quá trình bồi xói tại khu vực, tốc độ bồi tại các khu vực khai thác sẽ tăng nhanh và ngược lại tốc độ xói tại khu vực hạ lưu cũng tăng theo. Do đó địa hình khu vực dần đến trạng thái ổn định.
Các công việc cải tạo, phục hồi môi trường và dự toán chi phí
Tổng hợp chi phí CPM theo phương án 2 thể hiện trong bảng sau:
Tổng hợp chi phí CPM theo Phương án 2
TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Thành tiền (đồng)
1 Cải tạo khu vực khai thác
- Di chuyển máy, thiết bị ra khỏi khu vực khai thác cái 8 16.000.000
- Di chuyển hệ thống phao neo ra khỏi ranh giới khu vực khai thác cái 6 900.000
- Đo vẽ địa hình đáy sông trong phạm vi khai thác ha 28,0 158.854.597
- Nạo vét đáy moong khai thác:
+ Diện tích nạo vét: 280.000 m2;
+ Chiều sâu nạo vét: 0,5 m.
m3 140.000 2.871.828.120
- Cắm biển báo giám sát cái 2 16.280.555
2 Cải tạo khu vực ngoài biên giới khai thác
- Duy tu, tuyến đường vận tải từ khu vực khai thác về bãi tập kết sản phẩm km 50 275.000.000
Tổng 5.277.963.000
 
Tính toán chỉ số phục hồi đất phương án 2
Ip2 = (Gm2 - Gp2)/Gc2
Trong đó:
- Gm2: Giá trị đất đai sau khi phục hồi, căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm (2020-2024) và Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, áp dụng bảng giá đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ (đất sông, suối để khai thác cát) tỉnh Phú Thọ 5 năm 2020-2024 - đất sông Hồng là 220.000 đồng/m2 trên diện tích sau hoàn phục là 280.000 m2 do vậy: Gm1= 222.000 đ/m2 x 280.000 m2 = 62.160.000.000 đồng.
- Gp2: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt mục đích sử dụng. Gp = 5.277.963.000 đồng.
- Gc2: Giá trị nguyên thủy của đất, căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm (2020-2024) và Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, áp dụng bảng giá đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ (đất sông, suối để khai thác cát) tỉnh Phú Thọ 5 năm 2020-2024-đất sông Hồng là 220.000 đồng/m2 trên diện tích đất nguyên thủy là 280.000 m2 do vậy: Gc2 = 222.000 đ/m2 x 280.000 m2 = 62.160.000.000 đồng.
Vậy Ip1= (62.160.000.000 - 5.277.963.000)/ 62.160.000.000 = 0,92
Lựa chọn phương án
So sánh 2 phương án:
So sánh, đánh các phương án CPM
Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2
Khối lượng thi công Khối lượng san gạt 33.600 m3. Khối lượng nạo vét 140.000 m3.
Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 1.827.799.000 đồng. 5.277.963.000 đồng
Lợi ích về kinh tế Chỉ số phục hồi đất là 0,97 (cao hơn phương án 2), cho thấy phương án này có hiệu quả về mặt kinh tế so với Phương án 2. Chỉ số phục hồi đất 0,92 (thấp hơn phương án 1) cho thấy phương án này không có hiệu quả về mặt kinh tế so với phương án 1.
Lợi ích về
môi trường
- Giảm thiểu nguy cơ xói lở do địa hình bị biến đổi đột ngột;
- Quá trình bồi, xói diễn ra tự nhiên nên không gây ảnh hưởng tới lòng, bờ, bãi sông.
Thúc đẩy quá trình cân bằng về cao độ tại khu vực khai thác và khu vực xung quanh; khu vực dần đát tới trạng thái ổn định.
Dự báo các tác động đến môi trường Quá trình thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi ít tác động đến môi trường xung quanh. Quá trình thực hiện nếu không tuân thủ ranh giới, độ sâu nạo vét có thể tiềm ẩn nguy cơ xói lở các khu vực xung quanh.
Tính khả thi của phương án Các nội dung cải tạo, phục hồi đơn giản, mang tính khả thi. Các nội dung cải tạo, phục hồi đơn giản, có tính khả thi.
Qua phân tích khái quát các phương án đề xuất, đồng thời xây dựng bảng ma trận đánh giá tính khả thi và phù hợp ở trên, chúng tôi đề xuất lựa chọn Phương án 1 là: San gạt tạo phẳng đáy moong khai thác, để quá trình bồi xói diễn ra tự nhiên

Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

Cải tạo khu vực khai trường

Di chuyển máy, thiết bị ra khỏi khu vực khai thác
Các máy, thiết bị phục vụ khai thác (tàu hút, tàu cuốc, cẩu gầu dây) và vận tải (sà lan) sẽ được Công ty di chuyển ra khỏi ranh giới khu vực khai thác. Với các thiết bị còn khấu hao và có khả năng sử dụng Công ty sẽ tận dụng vào dự án khác hoặc bán cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Những thiết bị không còn khả năng sử dụng, Công ty sẽ tiêu hủy theo đúng quy định.
Số lượng thiết bị: 08 chiếc bao gồm: 02 tàu hút, 02 tàu cuốc, 02 cẩu gầu dây và 02 sà lan.
Di chuyển hệ thống phao neo ra khỏi ranh giới khu vực khai thác
  Kết thúc khai thác, hệ thống phao neo (định vị ranh giới khu vực khai thác) sẽ được di chuyển ra khỏi khu vực khai thác. Số lượng phao neo: 6 cái.     
Đo vẽ địa hình đáy mỏ sau khi kết thúc khai thác
Trong phạm vi ranh giới các khu vực khai thác mỏ, để phòng trường hợp có những hố sâu gây mất an toàn cho các phương tiện vận tải đường thủy, đồng thời tạo cơ sở để tiến hành nạo vét, san gạt đáy mỏ, tổng diện tích đo vẽ là 28,0 ha.
San gạt tạo phẳng tại đáy các khai trường khai thác
Quá trình khai thác tạo ra địa hình không bằng phẳng và có thể gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy hoặc làm thay đổi dòng chảy. Vì vậy, sau khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt để làm phẳng đáy moong.
- Khu vực san gạt: được tính trong lòng moong, không tiến hành san gạt tại mái taluy để đảm bảo góc nghiêng sườn tầng kết thúc là 20÷250. Diện tích đáy moong đo vẽ trên bản đồ kết thúc khai thác đối với Khu mỏ là 280.000 m2. Hoạt động san gạt chỉ tiến hành tại các khu vực có địa hình biến đổi (căn cứ trên kết quả đo vẽ địa hình) để tạo mặt bằng đồng đều, không tiến hành san gạt toàn bộ diện tích đáy moong. Ước tính diện tích san gạt chiếm khoảng 40% tổng diện tích đáy moong: 280.000 m2 x 40 % = 112.000 m2.
- Chiều sâu san gạt tính trung bình 0,3 m.
- Khối lượng san gạt là: 112.000 m2 x 0,3 m = 33.600 m3.
                Cắm biển báo giám sát tại các khu vực khai thác
Cắm biển báo giám sát tại khu vực khai thác, số lượng biển báo 02 biển.

Cải tạo tuyến đường vận tải từ khu vực khai thác đến bãi tập kết sản phẩm

Tiến hành duy tu, cải tạo hệ thống tuyến luồng vận tải từ khu vực khai thác mỏ về bãi tập kết sản phẩm, chiều dài tuyến đường 50 km.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Chương trình quản lý môi trường được xây dựng nhằm quản lý, đánh giá, điều chỉnh các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện Dự án. Căn cứ vào Chương 1 và Chương 3 của báo cáo này, Chủ đầu tư sẽ xây dựng chương trình quản lý môi trường phù hợp với Dự án. Dưới đây là chương trình quản lý môi trường của Chủ Dự án.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu tác động môi trường của Dự án “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” do Công ty cổ phần thương mại HKDV làm chủ đầu tư có thể rút ra một số kết luận sau:
Về địa điểm khai thác: Dự án thuận lợi về vị trí, địa điểm khai thác. Dự án phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015), phù hợp với Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019).
Về hiệu quả kinh tế - xã hội: Quá trình thực hiện Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cát làm VLXDTT trong khu vực; đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần tạo đà cho sự phát triển kinh tế của huyện Tam Nông, huyện Thanh Ba nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Dự án được triển khai tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhân dân địa phương.
Về tác động môi trường: Trong giai đoạn vận hành có thể gây ra một số tác động tới môi trường không khí, tiếng ồn và môi trường nước như: bụi và khí thải từ các máy thi công, phương tiện vận tải, chất thải sinh hoạt và CTNH, tai nạn lao động và tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Chủ dự án cam kết khai thác theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp phép nên nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông được đánh giá ở mức thấp. Ngoài ra, các biện pháp khống chế ô nhiễm và phòng ngừa rủi ro sẽ được chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc nên tác động của Dự án đến môi trường được giảm thiểu đáng kể.
Kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tam Nông, huyện Thanh Ba, UBND xã Bắc Sơn, UBND xã Lương Lỗ, UBND xã Sông Lô hỗ trợ Công ty trong quá trình triển khai dự án.
Cam kết của chủ dự án đầu tư
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường, Công ty cổ phần thương mại HKDV cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình thực hiện Dự án như sau:
- Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và các máy móc/thiết bị xây dựng gây ra.
- Thu gom và xử lý các loại chất thải thải rắn, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng và vận hành khai thác.
- Quản lý, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương.
- Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương về các vấn đề môi trường của dự án.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về cháy nổ cho khu vực không để xảy ra sự cố cháy nổ.
- Tổ chức quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên: Không khí, độ ồn, nước mặt, môi trường làm việc và định kỳ báo cáo Sở TNMT tỉnh Phú Thọ về kết quả quan trắc.
- Cam kết ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường đúng theo phương án đã được phê duyệt.
- Cam kết khắc phục nếu trong quá trình khai thác xảy ra hiện tượng sạt lở bờ bãi.
- Cam kết thỏa thuận với chính quyền địa phương về sử dụng đường giao thông trong quá trình vận chuyển cát.
- Chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý môi trường của Trung ương và địa phương, đồng thời cộng tác tốt với các cơ quan này trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường và an toàn.
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường trong các giai đoạn triển khai dự án.
- Cam kết đến bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi do môi trường xảy ra do triển khai dự án.
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết Tại đây

Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”,  xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ: 
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ: sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Khai thác khoáng sản mỏ cát lòng sông Hồng thuộc xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông và xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”,  để Công ty cổ phần thương mại HKDV, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.



Tác giả bài viết: Độ Trần

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Trưởng ban biên tập: ông Phạm Văn Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
Trụ sở: Đường Nguyễn Tất Thành , phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103.847.911 - Fax: 02103.847.911 - Email: sotnmt@phutho.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Phú Thọ.
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số: 01/GPTTĐT-STTTT ngày 06/01/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ
Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.