XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Thông tin chung về dự án
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ đã và đang được phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau các ngành dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã góp mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ (chiếm 38 ¸ 41%), EU (chiếm 28 ¸ 44%) và Nhật Bản (chiếm từ 12 ¸ 15%). Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm từ gỗ đã và đang đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản của nước ta, cụ thể năm 2010 đạt 515 triệu USD, năm 2015 đạt xấp xỉ 1,7 tỉ USD, đến năm 2016 đạt 4,4 tỉ USD tăng gần 2,6 lần so với năm 2015 và tăng 8,5 lần so với năm 2010, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 9/2019 ước đạt 842 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 10 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2021 và dự kiến còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó cuộc chiến thương mại Mỹ Trung cũng khiến các đơn hàng dịch chuyển vào Việt Nam tăng đột biến thu hút doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam cũng gia tăng, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số vốn FDI đầu tư tăng gấp gần 1,2 lần so với đầu tư FDI của cả năm 2021, số dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ là 67 với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD tương đương với 216% tổng số vốn đầu tư FDI mới vào ngành trong cả năm 2018, đặc biệt, chiếm trên 60% trong tổng số dự án đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam là 32 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ.
Trước những điều kiện thuận lợi trên, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân chúng tôi đã làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ để được phép đầu tư Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” tại xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 14/9/2021. Dự án của chúng tôi đi vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm gỗ cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương có thu nhập ổn định, đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Mục 6, Phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” do Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân làm chủ đầu tư thuộc loại hình sản xuất, có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai (<10 ha đất lúa) thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án
- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
Ông: Lê Văn Tiến - Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn 5, xã Nghinh Xuyên, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0987.110.066;
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2023: Thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, phòng cháy và các thủ tục khác có liên quan.
+ Từ tháng 8/2023 đến tháng 12/2023: Thực hiện xây dựng các hạng mục của công trình.
+ Từ tháng 01/2024: Hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động.
Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Vị trí thực hiện dự án:
Khu vực thực hiện Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” tại xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân có tổng diện tích khoảng 15.662,0 m
2 được thể hiện trên bản vẽ trích đo bản đồ địa chính chuyển mục đích, giao đất tủ lệ 1/1000 do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hạ Hòa lập tháng 4/2022 đã được UBND xã Đại Phạm, UBND huyện Hạ Hòa xác nhận và Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Trong đó:
- Phần diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là 15.439,5 m
2 được giới hạn bởi các chỉ giới 6,7,8 ….15,16,17,…..30,31,32, 6 giao cho Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân thuê để đầu tư Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân theo chủ trương đầu tư đã đươc UBND tỉnh phê duyệt.
- Phần diện tích đất giao thông là 312,5 m
2 theo chỉ giới 1,2,3,4,5,6,32,31,30,1 giao cho UBND xã Đại Phạm quản lý.
Tọa độ các điểm mốc giới hạn của khu đất được xác định bằng hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104º45’ múi chiếu 3
0như sau:
Bảng tọa độ các điểm khép góc khu vực Dự án
Điểm góc |
Tọa độ hệ VN2000, kinh tuyến 104045’, múi chiếu 3 độ |
Diện tích |
Tọa độ X (m) |
Tọa độ Y (m) |
M6 |
2395086,40 |
523556,02 |
15.349,5 m2 |
M7 |
2395082,94 |
523555,91 |
M8 |
2395065,14 |
523555,33 |
M9 |
2395053,26 |
523554,94 |
M10 |
2395044,88 |
523519,67 |
M11 |
2394973,88 |
523523,82 |
M12 |
2394969,24 |
523482,39 |
M13 |
2394958,57 |
523470,37 |
M14 |
2394933,82 |
523442,51 |
M15 |
2394887,66 |
523437,49 |
M16 |
2394911,42 |
523401,25 |
M17 |
2394932,84 |
523400,69 |
M18 |
2394937,54 |
523383,27 |
M19 |
2394966,08 |
523367,24 |
M20 |
2394991,41 |
523404,86 |
M21 |
2395021,50 |
523449,54 |
M22 |
2395018,08 |
523460,22 |
M23 |
2395029,54 |
523496,77 |
M24 |
2395054,88 |
523510,98 |
M25 |
2395066,41 |
523503,50 |
M26 |
2395068,65 |
523502,05 |
M27 |
2395106,56 |
523453,26 |
M28 |
2395129,57 |
523468,17 |
M29 |
2395111,97 |
523505,73 |
M30 |
2395128,34 |
523522,72 |
M31 |
2395099,07 |
523534,01 |
M32 |
2395094,90 |
523535,62 |
M6 |
2395086,40 |
523556,02 |
M1 |
2395131,88 |
523526,39 |
312,5 m2 |
M2 |
2395122,52 |
523532,45 |
M3 |
2395109,11 |
523535,43 |
M4 |
2395097,63 |
523542,06 |
M5 |
2395091,74 |
523556,20 |
M6 |
2395086,40 |
523556,02 |
M32 |
2395094,90 |
523535,62 |
M31 |
2395099,07 |
523534,01 |
M30 |
2395128,34 |
523522,72 |
M1 |
2395131,88 |
523526,39 |
[Nguồn: Thuyết minh Dự án đầu tư]
Ranh giới của địa điểm thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên xung quanh:
- Phía Đông: giáp đồi cây
- Phía Tây: giáp đồi cây
- Phía Nam: giáp đồi cây
- Phía Bắc: giáp đường giao thông hiện trạng
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án:
Tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (tháng 07/2023), toàn diện tích đất thực hiện dự án là 15.662 m
2 đất nông nghiệp tại khu 1, xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (bao gồm: 1.334,2 m
2 đất trồng lúa nước còn lại, 12.680,9 m
2 đất trồng cây lâu năm, 1.646,9 m
2 đất rừng đã được Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân theo quy định) sang đất phi nông nghiệp (đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 15.349,5 m
2, đất giao thông 312,5m
2) tại Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc cho phép Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân, tại Khu 1, xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Trên mặt bằng khu đất không có các công trình văn hóa, di tích lịch sử, các loài động thực vật quý hiếm cư trú và không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế.
Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án:
-
Hệ thống đường giao thông:
Vị trí dự án nằm gần tuyến đường giao thông nên thuận lợi để phát triển nhà máy chế biến gỗ.
-
Hệ thống cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho dự án được lấy từ mạng điện lưới chung của huyện Hạ Hòa tại khu vực xã Đại Phạm. Hệ thống đường dây cấp điện cho dự án được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn khi hoạt động, cụ thể:
+ Hệ thống cấp điện chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng (TCXD 16:1986).
+ Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các áp-tô-mát lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối đi lại ở những vị trí thuận lợi nhất.
+ Hệ thống áp-tô-mát được tính và bố trí một cách chọn lọc, phân cấp và khoa học, bảo đảm loại trừ nhanh và chính xác khi có sự cố về điện xẩy ra.
-
Hệ thống cấp nước: Khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
-
Hệ thống thoát nước:
Trong khu vực dự án chưa có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt. Hiện tại nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực dự án và xung quanh chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên rồi chảy vào hệ thống mương rãnh thoát nước chung của khu vực thuộc khu 1, xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Điều kiện về địa lý, địa chất
Điều kiện về địa lý:
Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Địa hình, địa mạo như sau:
- Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo sông Thao có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc (giáp huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn sông Thao. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn sông Thao. Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau:
+ Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Nằm ở phía Tây Bắc của huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m - 600m, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng hẹp. Kiểu địa hình tập trung ở các xã: Hiền Lương, Vô Tranh, Đại Phạm, Tứ Hiệp, Hà Lương,…
+ Tiểu vùng đồi thấp: Nằm phía Nam của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba và huyện Đoan Hùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m - 200m, địa hình ít bị chia cắt, tập trung ở các xã: Xuân Áng, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Yên Kỳ, Ấm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi,…
+ Tiểu vùng đồng bằng ven sông Thao: Phân bố dọc theo 2 bờ sông Thao, là vùng đất phù sa được bồi và không được bồi hàng năm. Vùng này tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, thị trấn Hạ Hoà,…
Điều kiện địa chất:
Theo kết quả khảo sát, địa chất khu vực dự án có các lớp đất như sau:
* Lớp 1: Đất phủ, đất bùn ruộng, lẫn nhiều dễ thực vật màu xám đen:
- Lớp đất phân bố trên bề mặt địa hình khu vực xây dựng công trình, xuất hiện từ mặt đất thiên nhiên. Chiều dày lớp thay đổi từ 0,5 đến 0,7m.
- Lớp đất có nguồn gốc trầm tích, lắng đọng, khả năng chịu tải trung bình đến yếu, tuy phạm vi phân bố rộng nhưng chiều dày hạn chế, ít có ý nghĩa về mặt chịu lực cho công trình.
* Lớp 2: Sét pha, màu nâu gụ, trạng thái dẻo cứng đến cứng:
Lớp đất này nằm dưới lớp (1), phạm vi phân bố khá rộng rãi, xuất hiện ở độ sâu từ 0,8m đến 1,7 m. Chiều dày lớp > 3,0m. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải khá tốt.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” tại xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân không thuộc loại hình khai thác khoáng sản, không thuộc dự án chôn lấp chất thải, không thuộc dự án bồi hoàn đa dạng sinh học nên không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường.
Để đảm bảo các hoạt động của trung tâm không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của trung tâm.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường được đề ra nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thực hiện chương trình quản lý môi trường
- Có chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể, chi tiết cho từng năm.
- Thường xuyên nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ công nhân viên, thông qua các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. Qua đó, giáo dục cho người lao động, khách hàng ý thức bảo vệ môi trường.
- Xây dựng khuôn viên cây cảnh xung quanh khu vực tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.
- Cam kết thực hiện lắp đặt đồng bộ các thiết bị xử lý môi trường nước thải, chất thải rắn để xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường khi dự án đi vào hoạt động và cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Nội dung chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường của dự án được xác định dựa trên cơ sở những đánh giá về nguồn tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành dự án trình bày tại chương 3 của báo cáo. Chương trình quản lý môi trường bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án.
- Xây dựng hệ thống xử lýnước thải, thu gom, lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình triển khai thi công và vận hành của dự án.
- Thực hiện chương trình đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch phòng chống sự cố môi trường.
Công ty sẽ thành lập tổ an toàn lao động và BVMT nhằm mục đích kiểm soát các thông số về chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. Cán bộ kỹ thuật sẽ có trách nhiệm theo dõi và quản lý chất thải, mọi vấn đề liên quan đến môi trường của dự án, kịp thời đưa ra những giải pháp và cùng lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hoặc tồn tại trong quá trình hoạt động cụ thể:
- Quản lý hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: hệ thống tưới nước phun ẩm sân đường nội bộ, hệ thống bảo hộ lao động, trồng và chăm sóc cây xanh, cây sinh cảnh tạo cảnh quan vi khí hậu của trung tâm.
- Quản lý chất thải thông thường: công việc chủ yếu là thống kê khối lượng theo thời gian đối với các loại chất thải thông thường phát sinh trong hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, hoạt động của kho hàng hóa.
- Quản lý chất thải sinh hoạt: bao gồm thống kê, xử lý lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại trung tâm theo thời gian.
- Quản lý chặt chẽ các quá trình vận hành hệ thống kho bãi bốc dỡ hàng hóa.
- Xây dựng hệ thống phòng chống chống cháy nổ và phòng chống sự cố môi trường.
- Thực hiện các quy định quản lý môi trường trong hoạt động kinh doanh: kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đăng ký chất thải rắn nguy hại, thực hiện giám sát môi trường định kỳ.
Chương trình quản lý môi trường được cụ thể hoá cho từng giai đoạn của dự án
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN
Trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động của dự án, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các quy định tại Chương IX, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH13 về "
Quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022. Chủ đầu tư lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT theo quy định của pháp luật.
Công việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường do Bộ phận quản lý hành chính nhân sự của trung tâm chịu trách nhiệm. Kết quả sẽ được cung cấp kịp thời cho các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện giám sát và quan trắc môi trường, kịp thời đề ra giải pháp khi có sự cố về môi trường.
- Thực hiện nghiệm chỉnh chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như kế hoạch giám sát và quan trắc môi trường hàng năm.
Các thông tin thu thập được trong các quá trình quan trắc chất lượng môi trường phải bảo đảm được các yêu cầu sau đây:
- Độ chính xác của số liệu.
- Tính đặc trưng của số liệu.
- Tính đồng nhất của số liệu.
- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian.
- Tính đồng bộ của số liệu.
Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của trung tâm không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động dự án.
Nội dung giám sát
Giám sát chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
- Giám sát chất lượng môi trường không khí với các thông số quan trắc: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi lơ lửng, CO, SO
2, NO
2, tiếng ồn.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát, quan trắc:
+ K1: Mẫu không khí tại khu đất thực hiện dự án.
- Tiêu chuẩn so sánh.
+ Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
+ Tần suất giám sát: 01 lần trong suốt thời gian thi công xây dựng.
Dự trù kinh phí giám sát môi trường
Kinh phí đơn giá giám sát môi trường được thực hiện theo đơn giá quy định tại Quyết định 2075/2014/QĐ-BTC về mức tối đa đơn giá sản phẩm quan trắc và phân tích môi trường; Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Kinh phí giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng: 20.000.000 đồng.
- Kinh phí giám sát trong giai đoạn vận hành dự án: 80.000.000 đồng/năm.
(Vị trí quan trắc và đo đạc môi trường tại nhà máy đính kèm phần phụ lục).
Chế độ báo cáo
Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Âm và định kỳ gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọvới tần suất báo cáo (01 lần/năm), trước ngày 15/01 năm sau.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
KẾT LUẬN
Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” tại xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân đi vào hoạt động sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và mức đóng góp cho xã hội, sản phẩm của dự án sản xuất ra sẽ đảm bảo về chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Báo cáo ĐTM của Dự án được thành lập tạo cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện dự án theo Luật bảo vệ môi trường.
Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường. Để giảm thiểu ô nhiễm và khống chế các tác động xấu đến môi trường ở mức tiêu chuẩn cho phép công ty chúng tôi đã đề ra các biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường. Đồng thời dự án sẽ thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát chất lượng môi trường như được trình bày ở trên và nghiêm chỉnh chấp hành các hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Hạ Hòa trong các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường.
Þ Chủ dự án chúng tôi cam kết thực hiện:
Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân đúng thiết kế kỹ thuật. Các hoạt động sản xuất sẽ gây ô nhiễm cục bộ đến môi trường xung quanh (tăng độ ồn, chất thải, khí thải, bụi, độ đục,…). Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này đến môi trường, chủ dự án đã đưa ra các phương án khống chế, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nhằm đảm bảo các thông số ô nhiễm do khí thải, nước thải, bụi, ồn đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Tiếng ồn, độ rung: luôn đảm bảo giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26: 2010/BTNMT.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đảm bảo các chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT (mức B áp dụng) trước khi thải ra môi trường.
- Chất thải rắn: Các chất thải rắn nguy hại và sinh hoạt đều được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định. Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển trên địa bàn để định kỳ thu gom chất thải nguy hại của nhà máy đưa đi xử lý hợp vệ sinh, không để chất thải phát tán vào môi trường xung quanh.
Đồng thời, thông qua báo cáo này nhà máy cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:
- Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động theo nội dung trong báo cáo ĐTM, cam kết đảm bảo đạt TCVN về môi trường quy định.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý các trường hợp mà sự cố có thể xảy ra.
- Công ty sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ đồng thời tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân làm việc tại cơ sở, đảm bảo vận hành hoạt động của dự án an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, không gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với các loại chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại công ty cam kết sẽ thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định.
Đồng thời cam kết thực hiện lắp đặt đồng bộ các thiết bị xử lý môi trường để xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường khi dự án đi vào hoạt động và cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
KIẾN NGHỊ
Kính đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án.
Kính đề nghị UBND các cấp của tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ giúp đỡ về chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để dự án hoạt động có hiệu quả kinh tế mà vẫn bảo đảm tốt vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần vào việc phát triển bền vững.
CAM KẾT
Thực hiện Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân” tại xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân cam kết:
* Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống sự cố như đã trình bày trong Báo cáo này đảm bảo đạt các Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Việt Nam đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
* Thực hiện quan trắc và giám sát môi trường định kỳ chất thải với tần suất 3 tháng/lần tại khu vực nguồn thải. Trong quá trình sản xuất có sự giám sát về BVMT, có báo cáo định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
* Nếu xảy ra sự cố môi trường Công ty sẽ báo cáo ngay tới các cơ quan chức năng đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này để giải quyết khắc phục sự cố hữu hiệu, kịp thời trong thời gian nhanh nhất và sẽ bồi thường khắc phục sự cố.
* Trước khi dự án đi vào vận hành chính thức, Chủ đầu tư sẽ báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình xử lý môi trường của dự án như cam kết trong báo cáo ĐTM.
Kính trình UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, cùng các cơ quan hữu quan quan tâm, xem xét, thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường để Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân chúng tôi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý theo quy định của Luật Môi trường và các quy định của địa phương.
Trên đây là nội dung tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân
- xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, được đăng tải chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung chi tiết của Báo cáo đánh giá tác động môi trường xin mời quý bạn đọc xem chi tiết
Tại đây.
Mọi câu hỏi đóng góp cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân
- xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, xin gửi về Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
tnmtphutho.gov.vn và ý kiến đóng góp cho Báo cáo xin được gửi về địa chỉ hòm thư của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo địa chỉ:
sotnmt.phutho@gmail.com trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Nhà máy chế biến gỗ Thiên Ân
- xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, để Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.